SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG Ổ RĂNG GIỮA RĂNG HÀM NHỎ THỨ HAI VÀ RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT HÀM TRÊN THEO CÁC LÁT CẮT TRÊN PHIM CTCB

Nguyễn Thị Minh Huyền1, Lê Thị Như Ý2,, Đặng Đình Quang2, Bùi Quang Hưng2, Vương Thị Tố Uyên2, Nguyễn Thị Khánh Ly3
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Kinh doanh – Công nghệ
3 Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh đặc điểm xương ổ răng giữa RHN2 và RHL1 hàm trên theo các lát cắt trên phim CTCB. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện gồm 50 phim CTCB của người ở tuổi 18-25 đến chụp tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Tiến hành đo khoảng cách giữa chân răng và độ dày xương ổ răng, xương vỏ tại vị trí RHN2 và RHL1 ở các lát cắt axial cách CEJ 2, 4, 6, 8mm hàm trên. Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 27.0. Kết quả và kết luận: Có sự khác biệt rõ rệt giữa lát cắt axial 2mm so với các lát cắt 4,6,8 mm, cho thấy sự tăng dần về phía chóp, và lát cắt 8mm cho thấy các kích thước lớn nhất về cả độ rộng liên chân răng, cũng như độ dày ngoài trong xương ổ hay độ dày xương vỏ. Trong khi đó, sự khác biệt về độ dày xương vỏ giữa mặt ngoài và mặt trong tại từng lát cắt không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Valizadeh S, Zafarmand AH, Hassan Yazdi S, Ghazizadeh Ahsaie M. Quantitative Assessment of Posterior Maxillary Arch for Orthodontic Miniscrew Insertion Using Cone Beam Computed Tomography: A Cross-Sectional Analysis. International Journal of Dentistry. 2022;2022(1): 8257256. doi:10.1155/2022/8257256
2. Kalra S, Tripathi T, Rai P, Kanase A. Evaluation of orthodontic mini-implant placement: a CBCT study. Progress in Orthodontics. 2014;15(1):61. doi:10.1186/s40510-014-0061-x
3. Yoon JH, Cha JY, Choi YJ, Park WS, Han SS, Lee KJ. Simulation of miniscrew-root distance available for molar distalization depending on the miniscrew insertion angle and vertical facial type. PLOS ONE. 2020;15(9):e0239759. doi:10.1371/ journal.pone.0239759
4. Bromberg N, Brizuela M. Dental Cone Beam Computed Tomography. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2025. Accessed April 25, 2025. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK592390/
5. Abdelkarim A. Cone-Beam Computed Tomography in Orthodontics. Dent J (Basel). 2019;7(3):89. doi:10.3390/dj7030089
6. Tepedino M, Cornelis MA, Chimenti C, Cattaneo PM. Correlation between tooth size-arch length discrepancy and interradicular distances measured on CBCT and panoramic radiograph: an evaluation for miniscrew insertion. Dental Press J Orthod. 2018;23(5):39.e1-39.e13. doi:10.1590/2177-6709.23.5.39.e1-13.onl
7. Pekiner FN, Yılmaz G, Keser G, Eyüboğlu TF, Özcan M. Evaluation of Alveolar Bone Destruction Patterns in the Posterior Region of the Maxilla Through Cone Beam Computer Tomography on 361 Consecutive Patients: Effect of Age and Gender. Clinical and Experimental Dental Research. 2024;10(6):e70000. doi:10. 1002/cre2.70000
8. Cúc HK. Xác định kích thước xương ổ răng trên phim CTCB hàm trên-dưới. Đại học Y Hà Nội. Published online 2019.
9. Ramesh B, Anbarasu P, Annamalai I, Subramanian S. Mini implant ‘Safe Zones’ in orthodontics: A comprehensive review. Archives of Dental Research. 12(1):9-18. doi:10.18231/ j.adr.2022.003
10. Formosa J, Zou M, Chung CH, Boucher NS, Li C. Mandibular alveolar bone thickness in untreated Class I subjects with different vertical skeletal patterns: a cone-beam computed tomography study. The Angle Orthodontist. 2023;93(6):683-694. doi:10.2319/030523-151.1