KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Trọng Tuân1,, Hạ Chí Lộc1, Ngô Thái Diệu Lương1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Thể chất Y học cổ truyền (TCYHCT) là biểu hiện đa chiều và tương đối ổn định về hình thái, sinh lý và tâm lý con người. Nhân cách theo Eysenck dựa trên phản ứng sinh lý cơ thể người. Nghiên cứu mối liên quan giữa thể chất cân bằng với đặc điểm nhân cách và yếu tố liên quan nhằm ứng dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe toàn diện [2] cho người bệnh điều trị tại bệnh viện. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên  341 người bệnh tại bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh. TCYHCT và đặc điểm nhân cách lần lượt được đánh giá qua thang đo CCMQ và EPI. Sử dụng hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra yếu tố tương quan giữa TCYHCT và đặc điểm nhân cách. Kết quả và phát hiện chính: Nghiên cứu cho thấy 61% thể chất cân bằng. Phân tích đa biến cho thấy người bệnh có điểm bất ổn thần kinh cao sẽ nhiều khả năng biểu hiện thể chất không cân bằng (TCKCB). Kết luận và kiến nghị: TCYHCT có mối liên hệ với đặc điểm nhân cách, điểm bất ổn thần kinh cao làm tăng nguy cơ biểu hiện TCKCB. Nên thiết lập kế hoạch can thiệp bằng thể chất YHCT để chăm sóc sức khỏe toàn diện kể cả tâm lý.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. 刘雪凯 (2020), “不同中医体质大学生生 活质量调查”. 贵州中医药大学学报, 4:99–102.
2. Hạ Chí Lộc, Võ Trọng Tuân (2023), “Đặc điểm tương quan giữa các dạng thể chất Y học cổ truyền và đặc điểm nhân cách trên sinh viên Khoa Y học cổ truyền tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Y học Việt Nam, 520(1B).
3. 唐芳 (2010), “中医体质类型的人格心理特征研究”. Luận văn Thạc sĩ, 北京中医药大学.
4. Hạ Chí Lộc, Võ Trọng Tuân (2022), “Mối liên quan giữa thể chất cân bằng với đặc điểm nhân cách và một số yếu tố liên quan trên sinh viên khoa Y học cổ truyền”. Tạp chí Y học Việt Nam, 525:367–371.
5. Trần Thơ Nhị, Lê Thị Ngọc Anh (2020), “Đặc điểm nhân cách và lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016–2017”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 129(5).
6. Nilsson, L.V. (1983), “Personality changes in the aged”. Acta Psychiatrica Scandinavica, 68:202–211. https://doi.org/10.1111/j.1600-0447.1983. tb06999.x
7. Weisberg, S., Schinazi, V., Newcombe, N., Epstein, R. (2013), “Variations in Cognitive Maps: Understanding Individual Differences in Navigation”. Journal of Experimental Psychology: Learning, Memory, and Cognition, 40. https://doi.org/10.1037/a0035261