NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là nguyên nhân gây tử vong tim mạch hàng đầu trên toàn thế giới. Rối loạn lipid máu vừa là yếu tố nguy cơ bệnh học và vừa là mục tiêu điều trị quan trọng trong HCMVC. Diện mạo rối loạn lipid máu ở bệnh nhân HCMVC khác nhau tuỳ theo từng trung tâm và từng quốc gia. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở người bệnh mắc HCMVC tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 2/2024 đến tháng 5/2024. Tiêu chí chọn mẫu: người bệnh được chẩn đoán HCMVC theo định nghĩa toàn cầu lần 4 và có kết quả xét nghiệm lipid máu thời điểm sáng đói trong vòng 24 giờ đầu nhập viện: cholesterol máu toàn phần, LDL-cholesterol, HDL – cholesterol, triglyceride. Kết quả nghiên cứu: Trong 401 bệnh nhân được chẩn đoán HCMVC, giá trị trung bình của cholesterol toàn phần: 4,95±2,52 mmol/l, triglyceride: 2,34±1,39 mmol/l, LDL-c: 2,87±1,40 mmol/l, HDL-c: 1,25±1,22 mmol/l và non-HDLc: 3,76±2,53 mmol/l. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu tại thời điểm nhập viện: 76,1%, trong đó, tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần chiếm 27,4% (110 bệnh nhân ), tăng triglyceride là 55,4% (222 bệnh nhân), tăng LDL-c: 25,9% (104 bệnh nhân), giảm HDL -c: 46,1% (185 bệnh nhân), tăng non HDL -c: 60,6% (243 bệnh nhân). Bệnh nhân có tăng cholesterol toàn phần và tăng hỗn hợp LDL -c với triglycerid có khác biệt có ý nghĩa giữa nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (STEMI) và HCMVC không ST chênh lên (NSTEMI/UA) với p lần lượt là 0,015 và 0,026. Ngoài ra, phân tích dưới nhóm cho thấy bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) đặc trưng bởi dạng rối loạn lipid máu tăng cholesterol toàn phần hay giảm HDLc có tăng nguy cơ mắc STEMI lần lượt là 1,6 lần (95% KTC:1,07 – 2,38, với p < 0,05) và 1,34 lần (95% KTC:1,05 – 1,72, với p < 0,05); nam giới có tăng cholesterol toàn phần hay tăng hỗn hợp LDL – c và triglyceride có tăng khả năng mắc STEMI lần lượt là 1,76 lần (95% KTC: 1,17 – 2,65, với p < 0,05) ; 1,61 lần (95% KTC: 1,00 – 2,58, với p < 0,05); tiền sử hút thuốc lá kèm tăng cholesterol toàn phần có nguy cơ mắc STEMI cao hơn 1,73 lần (95% KTC: 1,06 – 2,84, với p < 0,05) ; tiền sử tăng huyết áp có tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL -c và tăng hỗn hợp LDL – c và triglyceride có khả năng mắc STEMI cao hơn lần lượt là 1,56 lần (95% KTC:1,10 – 2,20, với p < 0,05), 1,54 lần (95% KTC: 1,08 – 2,20, với p < 0,05) và 1,63 lần (95% KTC: 1,07 – 2,48, với p < 0,05). Kết luận: Hầu hết bệnh nhân HCMVC tại thời điểm nhập viện đều có rối loạn lipid máu, trong đó, các dạng rối loạn lipid máu thường gặp nhất là tăng non-HDLc, tăng triglycerid, và tăng LDL-c. Các yếu tố nguy cơ lâm sàng và đặc điểm diện mạo rối loạn lipid máu khác nhau đáng kể giữa STEMI và NSTEMI/UA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim ST chênh lên, hội chứng mạch vành cấp không ST chênh, tăng non HDL, tăng LDL, tăng triglyceride, bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tài liệu tham khảo

2. You J, Wang Z, Lu G, Chen Z. Association between the Non-high-Density Lipoprotein Cholesterol to High-Density Lipoprotein Cholesterol Ratio and the Risk of Coronary Artery Disease. Biomed Res Int. 2020;2020:7146028.

3. Huỳnh, L. T. B., & Nguyễn, S. H. Tỉ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên năm 2019. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 2021.(43), 49-54.

4. Trần Nguyễn Phương Hải, Hoàng Văn Sỹ. Nghiên cứu về giá trị tiên đoán kết cục tim mạch của non-high-density cholesterol ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên. Tạp chí y học Việt Nam. 2023

5. Barter P, Gotto AM, LaRosa JC, Maroni J, Szarek M, Grundy SM, et al. HDL cholesterol, very low levels of LDL cholesterol, and cardiovascular events. N Engl J Med. 2007;357(13):1301–10.

6. Allan D Sniderman, Line Dufresne, Karol M Pencina, Selin Bilgic, George Thanassoulis, Michael J Pencina, Discordance among apoB, non–high-density lipoprotein cholesterol, and triglycerides: implications for cardiovascular prevention. European Heart Journal, 2024;258.

7. Yu M, Wang M, Wang J. et al. Association of Lipoprotein(a) Levels With Myocardial Infarction in Patients With Low-Attenuation Plaque. JACC. 2024, 83 (18) 1743–1755.

8. Johannesen, C, Langsted, A, Nordestgaard, B. et al. Excess Apolipoprotein B and Cardiovascular Risk in Women and Men. JACC. 2024, 83 (23) 2262–2273.

9. Greenland P, Knoll MD, Stamler J, Neaton JD, Dyer AR, Garside DB, et al. Major risk factors as antecedents of fatal and nonfatal coronary heart disease events. JAMA. 2003;290(7):891–7.

10. Khot UN, Khot MB, Bajzer CT, Sapp SK, Ohman EM, Brener SJ, et al. Prevalence of conventional risk factors in patients with coronary heart disease. JAMA. 2003;290(7):898–904.
