ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG DO RĂNG XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢM ÁP CHỦ ĐỘNG TRÊN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN

Nguyễn Thanh Luân1,, Lâm Hoài Phương2, Hồ Nguyễn Thanh Chơn1, Nguyễn Văn Tuấn 3, Bùi Hoàng Minh3
1 Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Gia Định
3 Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kích thước nang do răng ở xương hàm dưới sau điều trị bằng phương pháp giảm áp chủ động trên lâm sàng và hình ảnh cắt lớp điện toán. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca các bệnh nhân có tổn thương thấu quang xương hàm dưới được điều trị bằng phương pháp giảm áp chủ động tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP HCM. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên tổng số 6 bệnh nhân, bao gồm 5 bệnh nhân nam và 1 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình là 15,5 trong đó bệnh nhân nhỏ nhất là 8 tuổi, bệnh nhân lớn nhất là 30 tuổi. Trong số đó có 4 tổn thương là nang sừng do răng (66,7%), 2 tổn thương là nang thân răng (33,3%). Bệnh nhân đến khám chủ yếu vì lí do sưng vùng mặt (50%). Kích thước nang trung bình trước điều trị 11522,26±7422,31mm3, kích thước nang trung bình sau 6 tháng điều trị bằng phương pháp giảm áp chủ động 1789,63±1577,72 mm3, mức độ giảm kích thước 85,83±7,36 (%). Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ tạo xương hiệu quả và nhanh chóng đối với tổn thương nang xương hàm dưới do răng trước và sau khi sử dụng phương pháp giảm áp chủ động trong một nhóm nhỏ bệnh nhân, cần phải có các nghiên cứu theo dõi dài hạn và so sánh để xác định vai trò của phương pháp này trong việc điều trị các bệnh lý nang do răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Danh Bình. Đánh giá kết quả điều trị nang xương hàm do răng bằng phương pháp mở thông nang trên lâm sàng và hình ảnh cắt lớp điện toán. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược TP.HCM.2021.
2. Castro-Núñez J, Rey D, Amaya L. An Innovative Intracystic Negative Pressure System to Treat Odontogenic Cysts. J Craniofac Surg. 2017;28(7):1883-4.
3. Trujillo-Saldarriaga S, Cuéllar MA, Alfaro-Portillo C, Moreno-Rodríguez P, Gómez-Delgado A, Castro-Núñez J. Potential role of active decompression with distraction sugosteogenesis for the management of odontogenic cystic lesions: a retrospective review of 10 cases. Oral Maxillofac Surg. 2022;26(2): 239-45.
4. Castro-Núñez J, Sifuentes-Cervantes JS, Alemán BO, Rivera I, Bustillo J, Guerrero LM. Histologic features of bone regenerated by means of negative pressure in the context of odontogenic keratocyst. Oral Maxillofac Surg. 2023;27(3):421-6.
5. Anavi Y, Gal G, Miron H, Calderon S, Allon DM. Decompression of odontogenic cystic lesions: clinical long-term study of 73 cases. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2011;112(2):164-9.
6. Song IS, Park HS, Seo BM, Lee JH, Kim MJ. Effect of decompression on cystic lesions of the mandible: 3-dimensional volumetric analysis. Br J Oral Maxillofac Surg. 2015;53(9):841-8.
7. Enislidis G, Fock N, Sulzbacher I, Ewers R. Conservative treatment of large cystic lesions of the mandible: a prospective study of the effect of decompression. Br J Oral Maxillofac Surg. 2004;42(6):546-50.
8. Yang Z, Liu M, Zhang YG, Guo X, Xu P. Effects of intermittent negative pressure on osteogenesis in human bone marrow-derived stroma cells. J Zhejiang Univ Sci B. 2009;10(3):188-92.