NHIỄM TOAN NẶNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm toan nặng vừa là hậu quả vừa là yếu tố làm nặng thêm rối loạn huyết động. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ và mối liên quan với tử vong của nhiễm toan nặng và khả năng tiên đoán của điểm CAS trong sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn tất cả bệnh nhân ≥18 tuổi có sốc nhiễm khuẩn theo Sepsis-3 từ 11/2022 đến 06/2023. Nhiễm toan nặng được định nghĩa là điểm CAS ≥2. Kết cục chính là tử vong nội viện, kết cục phụ là tử vong sớm 3 ngày và số ngày không hỗ trợ cơ quan. Phân tích ROC được dùng để xác định khả năng tiên đoán tử vong của điểm CAS. Hồi quy logistic và hồi quy Cox được dùng để xác định ảnh hưởng của nhiễm toan nặng với tử vong. Kết quả: 93 bệnh nhân được phân tích. Khả năng tiên đoán của điểm CAS tương đương với lactat máu, tiên đoán kém tử vong nội viện, tiên đoán khá tử vong 3 ngày. Nhóm toan nặng (48,4%) có tỉ lệ tử vong cao hơn và số ngày không hỗ trợ cơ quan thấp hơn nhóm không toan nặng. Nhiễm toan nặng có liên quan với tử vong sớm 3 ngày (aHR = 3,21, KTC 95% 1,27 – 8,14) sau hiệu chỉnh với lactat, SOFA và liều vận mạch, nhưng không có liên quan với tử vong nội viện. Kết luận: Nhiễm toan nặng thường gặp trong sốc nhiễm khuẩn và có liên quan với tử vong sớm 3 ngày và nhu cầu hỗ trợ cơ quan. Điểm CAS tiên đoán tử vong sớm 3 ngày tốt hơn tử vong nội viện, với độ chính xác tương đương lactat máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sốc nhiễm khuẩn, toan chuyển hóa, nhiễm toan nặng, Composite Acidosis Score
Tài liệu tham khảo


2. Mochizuki K, Fujii T, Paul E, Anstey M, Pilcher DV, Bellomo R. Early metabolic acidosis in critically ill patients: a binational multicentre study. Crit Care Resusc J Australas Acad Crit Care Med. 2021;23(1): 67-75. doi:10.51893/2021. 1.OA6


3. Jentzer JC, Kashani KB, Wiley BM, et al. Laboratory Markers of Acidosis and Mortality in Cardiogenic Shock: Developing a Definition of Hemometabolic Shock. Shock Augusta Ga. 2022;57(1): 31-40. doi:10.1097/SHK. 0000000000001812


4. Mallat J, Michel D, Salaun P, Thevenin D, Tronchon L. Defining metabolic acidosis in patients with septic shock using Stewart approach. Am J Emerg Med. 2012;30(3):391-398. doi:10.1016/j.ajem.2010.11.039


5. Fujii T, Udy AA, Nichol A, et al. Incidence and management of metabolic acidosis with sodium bicarbonate in the ICU: An international observational study. Crit Care Lond Engl. 2021;25(1):45. doi:10.1186/s13054-020-03431-2


6. Jaber S, Paugam C, Futier E, et al. Sodium bicarbonate therapy for patients with severe metabolic acidaemia in the intensive care unit (BICAR-ICU): a multicentre, open-label, randomised controlled, phase 3 trial. Lancet Lond Engl. 2018;392(10141): 31-40. doi:10.1016/ S0140-6736(18)31080-8


7. Jentzer JC, Schrage B, Patel PC, et al. Association Between the Acidemia, Lactic Acidosis, and Shock Severity With Outcomes in Patients With Cardiogenic Shock. J Am Heart Assoc. 2022;11(9):e024932. doi:10.1161/JAHA. 121.024932


8. Noritomi DT, Soriano FG, Kellum JA, et al. Metabolic acidosis in patients with severe sepsis and septic shock: a longitudinal quantitative study. Crit Care Med. 2009;37(10):2733-2739. doi:10.1097/ccm.0b013e3181a59165

