KẾT QUẢ TIÊM CORTICOID ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BÌNH THUẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý chèn ép thần kinh phổ biến, gây giảm chất lượng cuộc sống và gánh nặng điều trị cho bệnh nhân. Điều trị corticoid đường tiêm được chứng minh giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiêm corticoid ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng trên 40 bệnh nhân (56 bàn tay mắc bệnh) tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Bình Thuận từ tháng 06 năm 2024 đến tháng 03 năm 2025. Kết quả: Về đặc điểm chung, tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,85 ± 11,98 tuổi, tỷ lệ nữ/nam ~ 3,4. Đa phần bệnh nhân mắc bệnh dưới 1 năm (55,0%). Tỷ lệ bệnh nhân chỉ mắc bên tay phải chiếm cao nhất với 57,5%, kế đến là mắc cả hai tay (40,0%). Đánh giá triệu chứng vận động, cầm nắm yếu chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,4%, kế đến là khó thực hiện động tác khéo léo, teo ô mô cái (cùng chiếm 41,1%), đối ngón cái (39,3%), run tay (28,6%). Nghiệm pháp Phalen (+) chiếm 62,5%, dấu hiệu Tinel (+) là 51,8% và Durkan (+) chiếm 48,2%. Sau điều trị 1 tháng với tiêm corticoid, bệnh nhân đều có cải thiện các triệu chứng tê theo vùng thần kinh giữa, tê về đêm và tê khi lái xe, làm việc (p < 0,001). Điểm VAS và điểm BOSTON triệu chứng cũng cải thiện rõ rệt sau điều trị, lần lượt là 5,89 ± 1,99 so với 0,30 ± 0,60 (p < 0,001) và 42,25 ± 8,19 so với 11,52 ± 1,33 (p < 0,001). Về đặc điểm điện cơ, sự thay đổi các thông số DSLd, DMLd, DSLm và DMLm đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau điều trị (p < 0,05). Kết luận: Điều trị tiêm corticoid cho thấy giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng ống cổ tay, tiêm corticoid, đặc điểm lâm sàng
Tài liệu tham khảo

2. Ertem D. H., Sirin T. C., Yilmaz I. (2019), "Electrophysiological responsiveness and clinical outcomes of local corticosteroid injection in the treatment of carpal tunnel syndrome", Arq Neuropsiquiatr, 77 (9), pp. 638-645.

3. Hagebeuk E. E.,de Weerd A. W. (2004), "Clinical and electrophysiological follow-up after local steroid injection in the carpal tunnel syndrome", Clin Neurophysiol, 115 (6), pp. 1464-1468.

4. Hofer M., Ranstam J., Atroshi I. (2021), "Extended Follow-up of Local Steroid Injection for Carpal Tunnel Syndrome: A Randomized Clinical Trial", JAMA Netw Open, 4 (10), e2130753.

5. Keith M. W., Masear V., Chung K. C., et al (2010), "American Academy of Orthopaedic Surgeons clinical practice guideline on the treatment of carpal tunnel syndrome", Jbjs, 92 (1), pp. 218-219.

6. Marshall S. C., Tardif G.,Ashworth N. L. (2007), "Local corticosteroid injection for carpal tunnel syndrome", Cochrane Database of Systematic Reviews, (2).

7. Murciano Casas M. d. l. P., Rodríguez-Piñero M., Jiménez Sarmiento A.-S., et al (2023), "Evaluation of ultrasound as diagnostic tool in patients with clinical features suggestive of carpal tunnel syndrome in comparison to nerve conduction studies: Study protocol for a diagnostic testing study", PLoS One, 18 (11), e0281221.
