CÁC RÀO CẢN TRONG ĂN UỐNG VÀ TÌNH TRẠNG CẤP THIẾT CẦN CAN THIỆP DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG ĐANG HÓA TRỊ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các rào cản trong ăn uống và tình trạng cấp thiết cần can thiệp dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng đang điều trị hóa trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 218 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) đang điều trị hóa trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2022-4/2023. Nghiên cứu loại ra những người bị tâm thần hoặc rối loạn nhận thức hoặc già yếu không có khả năng trả lời phỏng vấn. Tình trạng cấp thiết cần can thiệp dinh dưỡng được đánh giá qua bộ câu hỏi PG-SGA (Patient – Generated Subjective Global Assessment) khi tổng điểm PG-SGA ≥ 9. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung vị là 59 tuổi, nam chiếm 49,5% và 80,9% ở giai đoạn III – IV. Có 54,6% BN UTĐTT có tình trạng cấp thiết cần can thiệp dinh dưỡng. Các rào cản ăn uống được ghi nhận gồm mệt mỏi (54,6%), thiếu động lực ăn uống (51,8%), ăn kiêng vì sợ tế bào ung thư phát triển (50,5%), trầm cảm, lo lắng (41,3%), đau (38,1%), cảm giác no sớm, ngán (37,6%), chán ăn, ăn không ngon miệng (33,9%) và khô miệng (33,0%). Ngoài ra, các rào cản thay đổi vị giác hoặc mất vị giác, táo bón, buồn nôn, nôn, khó chịu với mùi, tiêu chảy, nhiệt miệng có tỉ lệ từ 14,2%-23,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy những người từ 60 tuổi trở lên và người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng hoặc sống lệ thuộc có tình trạng cấp thiết cần can thiệp dinh dưỡng cao hơn những người dưới 60 tuổi và những người có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên (p<0,05). Kết luận và kiến nghị: Tình trạng cấp thiết cần can thiệp dinh dưỡng ở Bệnh nhân UTĐTT đang điều trị hóa trị cao. Cần có biện pháp can thiệp dinh dưỡng kịp thời và phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý của người bệnh. Trong đó cần chú trọng đến các rào cản trong ăn uống đã được tìm thấy và trên những người cao tuổi và những người có thu nhập thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
UTĐTT, PG-SGA, rào cản ăn uống, can thiệp dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo

2. Van Cutsem E, Arends J. The causes and consequences of cancer-associated malnutrition. Eur J Oncol Nurs. 2005;9:pp. 51-63.

3. Bozzetti F, SCRINIO Working Group. Screening the nutritional status in oncology: a preliminary report on 1000 outpatients. Support Care Cancer. 2009;17:279-84.

4. Ottery FD. Patient-generated subjective global assessment 2017 [Available from: https://pt-global.org/wp-content/uploads/2021/02/PG-SGA-Metric-version-4.3.20-std-logo.pdf.

5. Gillis C, Richer L, Fenton TR, Gramlich L, Keller H, Culos-Reed SN, et al. Colorectal cancer patients with malnutrition suffer poor physical and mental health before surgery. Surgery. 2021;170(3):841-7.

6. Trần Thị Anh Tường, Nguyễn Thị Kim Ngân. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 2018;14(4):7-15.

7. Arends J, Bachmann P, Baracos V, Barthelemy N, Bertz H, Bozzetti F, et al. ESPEN guidelines on nutrition in cancer patients. Clin Nutr. 2017;36(1):11-48.

8. Tạ Thanh Nga, Lê Thị Hương, Bùi Minh Thu, Bùi Thị Cẩm Trà, Hoàng Hà Bảo Thư, Nguyễn Thị Khánh Hòa. Tình trạng dinh dưỡng và một số triệu chứng tiêu hóa của người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2024;Tập 65 Số 6: 266-71.
