ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM THÀNH NGỰC TẠI VIỆN BỎNG QUỐC GIA VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị tổn khuyết thành ngực phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó đặc điểm tổn thương, vi khuẩn học góp phần quan trọng vào chiến lược điều trị. Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học của khuyết hổng phần mềm thành ngực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 18 bệnh nhân các bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm thành ngực được phẫu thuật điều trị sử dụng vạt da cơ lưng rộng cuống liền tháng tại Viện Bỏng quốc gia Việt Nam từ tháng 01/2008 đến tháng 09/2014. Kết quả: Trong đó, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 56 -78 tuổi chiếm tỷ lệ 66,67% (10/18). Nguyên nhân khuyết hổng phần mềm thành ngực chiếm đa số là do di chứng từ xạ trị chiếm tỷ lệ 88,89%. Hầu hết các khuyết đều mất lớp da và tổ chức dưới da. Diện tích trung bình của tổn khuyết là 67,03 ± 7,72 cm2. Vi khuẩn trong khuyết hổng chiếm đa số là P.aeruginosa (44,45%) và S.aureus (22,22%). Kết luận: Nguyên nhân chiếm đa số là do di chứng từ xạ trị. Đặc điểm lâm sàng khuyết hổng thành ngực tương đối đa dạng về mức độ tổn thương, kích thước và diện tích. Vi khuẩn chiếm đa số là P.aeruginosa và S.aureus giúp định hướng lựa chọn loại kháng sinh sớm cho bệnh nhân khi chưa có kết quả nuôi cấy định danh vi khuẩn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khuyết hổng thành ngực, vi khuẩn học
Tài liệu tham khảo

2. Lê Thế Trung (2003), Bỏng do các tia và các hạt vật lý. Bỏng những kiến thức chuyên nghành. p. 588 - 601.

3. Stone, H.B., et al. (2003), “Effects of radiation on normal tissue: consequences and mechanisms” Lancet Oncol. 4(9), pp. 529-36. DOI: 10.1016/s1470-2045(03)01191-4

4. Nguyễn Roãn Tuất và Lê Gia Vinh (2011), “Kết quả sử dụng vạt da cơ lưng rộng trong che phủ tổn khuyết phần mềm thành ngực”, Tạp Chí Y Học Thực Hành. 751(2): p. 27-28.

5. Tô Ngọc Hiếu, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thanh Tuấn (2022), "Kết quả bước đầu ứng dụng vật cơ lưng rộng trong phẫu thuật tạo hình điều trị loét mạn tính rộng thành ngực", Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng, 4, pp. 52-60. DOI: https://doi.org/10.54804/yhthvb.4.2022.160


6. Phan Ngọc Khóa (2011), Bước đầu đánh giá kết quả loét thành ngực do xạ trị bằng vạt da cơ lưng rộng cuốn liền. Luận án thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

7. Nguyễn Roãn Tuất (2011), Nghiên cứu giải phẫu cuống mạch ngực lưng và ứng dụng vạt da cơ lưng rộng cuống liền trong tạo hình khuyết phần mềm thành ngực. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.

8. John D.Bauer, John S. Mancoll and Linda G.Phillips (2007), Pressure Sóe. Grabb & Smith's Plastic Surgery, Lippincott William & Wilkins p. 722 - 729.
