KIỂM TRA HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ KHÁNG SINH CEFTRIAXONE 2G, METRONIDAZOLE 1500MG, DOXYCYCLINE 200MG TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA ÁP XE PHẦN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thất bại điều trị nội khoa và mô tả các yếu tố liên quan đến điều trị nội khoa thất bại ở những trường hợp áp xe phần phụ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu trên loạt ca báo cáo 101 bệnh nhân nữ được chẩn đoán áp xe phần phụ và điều trị tại khoa Sản Phụ khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong thời gian tháng 01/2023 đến tháng 02/2024. Kết quả: Tỉ lệ điều trị nội khoa thất bại với phác đồ điều trị kháng sinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định là 20,79% [95% CI 0,14-0,30]. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bao gồm dấu hiệu sốt sau 24 giờ điều trị kháng sinh và bạch cầu lúc nhập viện với điểm cắt tối ưu là 14,3 /mm3. Kết luận: Cần bổ sung quy trình nhằm phân loại bệnh nhân theo nguy cơ giúp điều chỉnh kế hoạch điều trị hiệu quả hơn. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu sốt sau 24 giờ sử dụng kháng sinh và có số lượng bạch cầu lúc nhập viện tăng cao, yêu cầu đánh giá lâm sàng sát hơn, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung và can thiệp sớm bằng các phương pháp điều trị thay thế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
áp xe phần phụ, kháng sinh, điều trị nội khoa
Tài liệu tham khảo

2. Granberg S, Gjelland K, Ekerhovd E. (2009). The management of pelvic abscess. Best practice & research Clinical obstetrics & gynaecology, 23(5):667-678.

3. Pedowitz P, Bloomfield RD. (1964). Ruptured adnexal abscess (tuboovarian) with generalized peritonitis. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 88(6):721-729.

4. Rosen M, Breitkopf D, Waud K. (2009). Tubo-ovarian abscess management options for women who desire fertility. Obstetrical & gynecological survey, 64(10):681-689.

5. Paik CK, Waetjen LE, Xing G, Dai J, Sweet RL. (2006). Hospitalizations for pelvic inflammatory disease and tuboovarian abscess. Obstetrics & Gynecology, 107(3):611-616.

6. Sweet R, Gibbs R. (2009). Soft tissue infection and pelvic abscess. Infectious Diseases of the Female Genital Tract, 5:95.

7. Tran Duy Anh. (2008). Khảo sát đặc điểm những trường hợp áp xe phần phụ điều trị nội khoa thất bại tại bệnh viện Từ Dũ. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Güngördük K, Guzel E, Asicioğlu O. (2014). Experience of tubo-ovarian abscess in western Turkey. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 124(1):45-50.

9. Flesh G, Weiner JM, Corlett RC, Boice C, Mishell DR, Wolf RM. (1979). The intrauterine contraceptive device and acute salpingitis: a multifactor analysis. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 135(3):402-408.
