NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CỦA PET/CT TRONG ĐÁNH GIÁ DI CĂN PHỔI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Văn Khải Nguyễn 1,, Quang Toàn Nguyễn 2, Văn Thái Phạm 3,4
1 Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
2 Trung tâm CĐHA và YHHN – bệnh viện K
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Trung tâm YHHN và UB Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét giá trị của PET/CT trong đánh giá di căn phổi ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 39 bệnh nhân (18 bệnh nhân ung thư đại tràng và 21 bệnh nhân ung thư trực tràng) đã điều trị triệt căn có nốt tổn thương tại phổi được chụp CT cản quang và PET/CT (với 18F-FDG) đánh giá tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 60,1 ± 13,3. 38,5% số bệnh nhân có nồng độ CEA bình thường. PET/CT phát hiện số tổn thương dương tính nhiều hơn so với CT (48 so với 39). Đa số các trường hợp di căn phổi trong nhóm nghiên cứu có di căn nhiều nốt với kích thước nhỏ, giá trị SUVmax không cao. Kích thước trung bình các tổn thương tại phổi là 1,0 ± 1,5 cm. Giá trị SUVmax trung bình chung của cả nhóm nghiên cứu là 3,19 ± 2,23. PET/CT có độ nhạy (95,7%) và độ đặc hiệu (62,5%) trong đánh giá các nốt tại phổi. Kết luận: PET/CT phát hiện nhiều tổn thương dương tính tại phổi hơn CT với độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán là 95,7% và 62,5%. Tuy nhiên với giá trị dự báo dương tính cao, chi phí thấp và dễ thực hiện, CT vẫn hữu ích trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A.J Quyn, A Matthews, T Daniel, A I Amin et el. (2012). The clinical significance of radiologically detected indeterminate pulmonary nodules in colorectal cancer. Colorectal Dis. 14, 7, p.828-31.
2. Swensen SJ, Viggiano RW, Midthun DE, et al. (2000). Lung nodule enhancement at CT: multicenter study. Radiology. 214, p.73-80.
3. Gould MK, Maclean CC, Kuschner WG et al. (2001). Accuracy of positron emission tomography for diagnosis of pulmonary nodules and mass lesions: a meta-analysis. JAMA. 285, p.914–24.
4. Tang, Kun , Wang et al. (2019). The value of 18F-FDG PET/CT in the diagnosis of different size of solitary pulmonary nodules. Medicine. 98, 11 - p-e14813 (doi: 10.1097/MD.0000000000014813).
5. Jess P, Seiersen M, Ovesen H et al. (2014). Has PET/CT a role in the characterization of indeterminate lung lesions on staging CT in colorectal cancer? A prospective study. Eur J Surg Oncol. 40, p.719-22.
6. Degirmenci B, Wilson D, Laymon CM et al. (2008). Standardized uptake value based evaluations of solitary pulmonary nodules using F-18 Fluoro-deoxyglucose-PET/computed tomography. Nucl Med Commun. 29, 7, p.614-22.
7. Van Gómez López O, García Vicente A, Honguero Martínez AF et al. (2015). 18F-FDG PET/CT in the assessment of pulmonary solitary nodules: comparison of different analysis methods and risk variables in the prediction of malignancy. Transl Lung Cancer Res. 4, 3, p.228-35.
8. Sang Mi Lee, So Won Oh, Ho-young Lee and Seok-Ki Kim. (2008). FDG PET/CT imaging findings in pulmonary metastases from colorectal cancer. Journal of Nuclear Medicine. 49, 1, p.112.
9. Bamba Y, Itabashi M, Kameoka S. (2011). Value of PET/CT imaging for diagnosing pulmonary metastasis of colorectal cancer. Hepato-gastroenterology. 58, 112, p.1972-74.