NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Thị Cúc Hoàng 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu và mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở người cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện đa khoa 115 – Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 150 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại Bệnh viện đa khoa 115 – Nghệ An. Kết quả: (1) Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp là 88,0%; (2) Có mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với tình trạng gan nhiễm mỡ, chỉ số BMI, chỉ số vòng bụng, thời gian phát hiện tăng huyết áp, uống nhiều rượu và ít vận động thể lực; (3) Chưa thấy mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với nhóm tuổi (nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi so với nhóm bệnh nhân 60 – 69 tuổi), giới, tiền sử gia đình bị rối loạn lipid máu. Kết luận: Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ rất cao ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu và ít vận động thể lực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) , “Hướng dẫn chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh nội tiết và chuyển hóa,” Nhà xuất bản Y học, tr. 255–275.
2. Ayoade O. G., Umoh I., Amadi C. (2020), “Dyslipidemia and Associated Risk Factors among Nigerians with Hypertension,” Dubai Med. J., vol. 3, no. 4, pp. 155–161.
3. Chobanian A. V et al (2003), “Seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure.,” Hypertens. (Dallas, Tex. 1979), vol. 42, no. 6, pp. 1206–1252.
4. Ericsson S., Eriksson M., Vitols S., Einarsson K., Berglund L., Angelin B. (1991), “Influence of age on the metabolism of plasma low density lipoproteins in healthy males,” J. Clin. Invest., vol. 87, no. 2, pp. 591–596.
5. Fakhrul Alam L. C. (2021), “Dyslipidemia Associated with Hypertension Increases the Risks for Coronary Heart Disease: A Case-Control Study in a tertiary level hospital in Bangladesh,” J. Med. Sci. Clin. Res., vol. 09.
6. Sanyal A. J. (2002), “AGA technical review on nonalcoholic fatty liver disease.,” Gastroenterology, vol. 123, no. 5, pp. 1705–1725.
7. Sharma U., Kishore J., Garg A., Anand T., Chakraborty M., Lali P. (2013), “Dyslipidemia and associated risk factors in a resettlement colony of Delhi.,” J. Clin. Lipidol., vol. 7, no. 6, pp. 653–660.
8. Spannella F., Giulietti F., Di Pentima C., Sarzani R. (2019), “Prevalence and Control of Dyslipidemia in Patients Referred for High Blood Pressure: The Disregarded ‘Double-Trouble’ Lipid Profile in Overweight/Obese,” Adv. Ther., vol. 36, no. 6, pp. 1426–143.
9. Wang X., Magkos F., Mittendorfer B. (2011), “Sex differences in lipid and lipoprotein metabolism: It’s not just about sex hormones,” J. Clin. Endocrinol. Metab., vol. 96, no. 4, pp. 885–893.