MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 102 đối tượng xơ gan do virus và không do virus. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân xơ gan là 56,97±11,59, tỉ lệ nam/nữ là 5,8/1. Các nguyên nhân gây xơ gan đa phần là do viêm gan B, và do rượu. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong nhóm xơ gan là chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tuần hoàn bàng hệ với tỉ lệ 38,2%, 46,1%, 40,2% 40,2%. Các triệu chứng lâm sàng ít gặp là buồn nôn, ngứa, rối loạn tiêu hoá, gan to. Nồng độ trung bình AFP, AFP-L3% và PIVKA-II ở nhóm bệnh nhân xơ gan nói chung lần lượt là 86,8ng/mL, 6,2% và 246,98 mAU/mL. Nồng độ trung bình AFP, AFP-L3% và PIVKA-II ở nhóm bệnh nhân xơ gan có tăng một trong ba chỉ số là 163,99 ng/mL, 11% và 458,4 mAU/mL. Kết luận: Ở các bệnh nhân xơ gan; nồng độ AFP, AFP-L3 và PIVKA-II có thể tăng không cao nhiều so với người bình thường.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lương Ngọc Khuê, Mai Trọng Khoa và CS (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu. Bộ Y tế, tr. 900-935.
3. Ricco G et al. (2018). Impact of etiology of chronic liver disease on hepatocellular carcinoma biomarkers. Cancer Biomark; 21(3):603-612
4. Lim T.S., D.Y. Kim, K.-H. Han, et al (2016). Combined use of AFP, PIVKA-II, and AFP-L3 as tumor markers enhances diagnostic accuracy for hepatocellular carcinoma in cirrhotic patients. Scandinavian journal of gastroenterology, 51(3), 344-353.
5. Hann H.-W., D. Li, H. Yamada, et al (2014). Usefulness of highly sensitive AFP-L3 and DCP in surveillance for hepatocellular carcinoma in patients with a normal Alpha-Fetoprotein. J Med Microb Diagn, 3(1), 1-6.
6. Ngô Qúy Châu (2020), Bệnh học nội khoa, 4, ed, Vol. 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Ngô Thị Thanh Quýt, Nguyễn Phương, Lê Thành Lý, Bùi Hữu Hoàng (2010), “Chẩn đoán mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp đo độ đàn hồi gan trên bệnh nhân bệnh gan mạn”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr.161-166.
8. Trần Ánh Tuyết (2006), Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh.
9. Lâm Hoàng Cát Tiên (2005), Khảo sát giá trị của phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trong xơ gan còn bù, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.