KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU VÀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG QUẢN LÝ ĐAU UNG THƯ TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát việc kê đơn sử dụng thuốc giảm đau, sự tuân thủ dùng thuốc giảm đau và những rào cản trên bệnh nhân trong quản lý đau ung thư. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Kết quả: Tuổi trung bình của 46 bệnh nhân là 57,5; ung thư phế quản phổi là loại ung thư phổ biến nhất. Phần lớn bệnh nhân còn đau mức độ trung bình (63%) và nặng (21,7%). Phác đồ giảm đau phổ biến nhất được duy trì là tramadol + paracetamol. Tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc giảm đau là 65,2%;19,6% bệnh nhân không mô tả đúng hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ y tế.Từ 47,5% đến 100% bệnh nhân đồng ý hoàn toàn với các vấn đề: như thuốc giảm đau chỉ nên dùng khi đau, đau là diễn biến tự nhiên của bệnh cần phải chịu đựng, sợ tác dụng phụ và sợ thuốc giảm đau sẽ mất dần tác dụng. Kết luận: Gần 2/3 bệnh nhân không tuân thủ việc sử dụng thuốc giảm đau; những rào cản chính từ bệnh nhân trong quản lý đau ung thư bao gồm: không nắm được hướng dẫn dùng thuốc, quan niệm rằng thuốc giảm đau chỉ nên uống khi đau, cố gắng chịu đau, sợ tác dụng phụ và sợ dung nạp thuốc. Cần can thiệp để cải thiện vấn đề tuân thủ dùng thuốc và hạn chế các rào cản từ bệnh nhân trong quản lý đau ung thư.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Quản lý đau ung thư, rào cản, tuân thủ điều trị, bệnh viện K
Tài liệu tham khảo
2. Bandieri E., Romero M., Ripamonti C. I., Artioli F., Sichetti D., Fanizza C., Santini D., Cavanna L., Melotti B., Conte P. F., Roila F., Cascinu S., Bruera E., Tognoni G., Luppi M.
(2016), "Randomized Trial of Low-Dose Morphine Versus Weak Opioids in Moderate Cancer Pain", J Clin Oncol, 34(5), pp. 436-42.
3. National Comprehensive Cancer Network (2020), Adult cancer pain, pp.
4. Oldenmenger WH, Sillevis Smitt PA, van Dooren S, Stoter G, CC van der Rijt (2009), "A systematic review on barriers hindering adequate cancer pain management and interventions to reduce them: a critical appraisal", Eur J Cancer, 45(8), pp. 1370-1380.
5. Van den Beuken-van Everdingen MH, Hochstenbach LM, Joosten EA, Tjan-Heijnen VC, DJ Janssen (2016), "Update on Prevalence of Pain in Patients With Cancer: Systematic Review and Meta-Analysis", J Pain Symptom Manage, 51(6), pp. 1070-1090.
6. World Health Organization (2018), WHO guidelines for the pharmacological and radiotherapeutic management of cancer pain in adults and adolescents, pp.
7. Xu X., Luckett T., Wang A. Y., Lovell M., Phillips J. L. (2018), "Cancer pain management needs and perspectives of patients from Chinese backgrounds: a systematic review of the Chinese and English literature", Palliat Support Care, 16(6), pp. 785-799.