TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TỶ LỆ SV2/RV3 TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NGOẠI TÂM THU THẤT CÓ NGUỒN GỐC ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI VÀ ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các rối loạn nhịp thất trên người không có bệnh tim thực tổn, hay còn được gọi là các rối loạn nhịp thất vô căn (idiopathic ventricular arrhythmias), đa phần đều khởi phát từ đường ra tâm thất. Phân biệt ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái chẩn đoán còn khó khăn, đặc biệt là rối loạn nhịp thất có dạng block nhánh trái với chuyển tiếp tại V3. Mục tiêu của nghiên cứu chúng tôi là: mô tả các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của ngoại tâm thu thất có nguồn gốc từ đường ra thất phải và đường ra thất trái; đồng thời tìm hiểu vai trò của tỷ lệ SV2/RV3 trên điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán phân biệt ngoại tâm thu thất có nguồn gốc ở đường ra thất trái và đường ra thất phải. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 150 bệnh nhân ngoại tâm thu thất không có bệnh tim thực tổn và có chỉ định thăm dò điện sinh lý và điều trị RF. Kết quả nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu 150 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất dạng block nhánh trái đã được thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RF thành công ở đường ra thất phải (ĐRTP; n=110) hoặc đường ra thất trái (ĐRTT; n= 40). Các kích thước biên độ sóng được đo đạc bằng thước cặp điện tử. Tỷ lệ SV2/RV3 chính là biên độ sóng S ở chuyển đạo V2 chia cho biên độ sóng R ở chuyển đạo V3 của nhịp ngoại tâm thu thất. Kết quả chỉ số SV2/RV3 ở đường ra thất trái nhỏ hơn đáng kể so với đường ra thất phải có ý nghĩa thống kê (1,23 ± 0,78 so với 6,07 ± 6,32 và p < 0,001). Diện tích duới đường cong (AUC) cho chỉ số SV2/RV3 là 0,934, với giá trị tới hạn là ≤ 1,6 dự đoán ngoại tâm thu thất đường ra thất trái với độ nhạy 90,9% và độ đặc hiệu là 80%. Khi so sánh chỉ số này với 1 số các chỉ số khác ở cả nhóm bệnh nhân nghiên cứu và nhóm bệnh nhân có chuyển tiếp tại V3 chúng tôi nhận thấy chỉ số của chúng tôi cho kết quả cao nhất về giá trị dưới đường cong ROC và độ nhạy, độ đặc hiệu. Chỉ số này còn rất có giá trị ứng dụng lâm sàng cho các nhà nhịp học do tính toán khá dễ dàng và nhanh chóng chỉ với điện tâm đồ thường quy 12 chuyển đạo. Kết luận: Chỉ số tỷ lệ SV2/RV3 rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt ngoại tâm thu thất đường ra thất trái và đường ra thất phải, hữu dụng trên thực hành lâm sàng cho các bác sỹ nhịp học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ngoại tâm thu thất, Ngoại tâm thu thất đường ra thất, Điện sinh lý
Tài liệu tham khảo
2. Tanner H, Hindricks G, Schirdewahn P, et al. Outflow tract tachycardia with R/S transition in lead V3: six different anatomic approaches for successful ablation. J Am Coll Cardiol. 2005;45(3):418-423. doi:10.1016/j.jacc.2004.10.037
3. Vai trò của điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán phân biệt rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang valsalva với khởi phát từ đường ra thất phải. https://www.facebook.com/V ien.Tim.mach.Viet.Nam/?ref=aymt_ homepage_panel. Accessed September 6, 2021. http://vientimmach.vn/vi/chi-dao-tuyen-va-bv-ve-tinh/vai-tro-cua-dien-tam-do-be-mat-trong-chan-doan-phan-biet-roi-loan-nhip-that-khoi-phat-tu-xoang-valsalva-voi-khoi-phat-tu-duong-ra-that phai.html
4. Ouyang F, Fotuhi P, Ho SY, et al. Repetitive monomorphic ventricular tachycardia originating from the aortic sinus cusp: electrocardiographic characterization for guiding catheter ablation. J Am Coll Cardiol. 2002;39(3):500-508. doi:10.1016/ s0735-1097(01)01767-3
5. Jiao ZY, Li YB, Mao J, et al. Differentiating origins of outflow tract ventricular arrhythmias: a comparison of three different electrocardiographic algorithms. Braz J Med Biol Res. 2016;49. doi:10.1590/1414-431X20165206
6. Yoshida N, Inden Y, Uchikawa T, et al. Novel transitional zone index allows more accurate differentiation between idiopathic right ventricular outflow tract and aortic sinus cusp ventricular arrhythmias. Heart Rhythm. 2011;8(3):349-356. doi:10.1016/j.hrthm.2010.11.023
7. Betensky BP, Park RE, Marchlinski FE, et al. The V(2) transition ratio: a new electrocardiographic criterion for distinguishing left from right ventricular outflow tract tachycardia origin. J Am Coll Cardiol. 2011;57(22):2255-2262. doi:10.1016/j.jacc.2011.01.035
8. Yoshida N, Yamada T, Mcelderry HT, et al. A Novel Electrocardiographic Criterion for Differentiating a Left from Right Ventricular Outflow Tract Tachycardia Origin: The V2S/V3R Index: V2S/V3R Index Distinguishes LVOT from RVOT Origins. Journal of Cardiovascular Electrophysiology. 2014;25(7):747-753. doi:10.1111/jce.12392