ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT, TÍNH AN TOÀN CỦA NỘI SOI BÓNG ĐƠN Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU TIÊU HÓA NGHI Ở RUỘT NON

Anh Giang Đỗ 1,, Văn Khiên Vũ 2, Thị Thu Hồ Phạm 1, Quang Huy Dương 3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện TWQĐ
3 Bệnh viện 103-HVQY

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kỹ thuật và tính an toàn của nội soi bóng đơn ở bệnh nhân nghi chảy máu tiêu hóa (CMTH) ở ruột non. Đối tượng và phương pháp: Có 89 bệnh nhân nghi CMTH tại ruột non được đưa vào nghiên cứu. Trước khi thực hiện nội soi ruột non bóng đơn (NSRNBĐ), tất cả các bệnh nhân đều được nôi soi dạ dày-tá tràng và đại tràng, nhưng không phát hiện thấy tổn thương gây CMTH. Các thông số theo dõi: Đường soi, thời gian, chiều dài ruột non soi được và biến chứng. Kết quả: Tỷ lệ soi theo đường miệng, đường hậu môn và cả 2 đường, tương ứng là: 35,9%, 14,6% và 49,5%. Thời gian trung bình (phút) theo đường miệng, đường hậu môn và cả hai đường, tương ứng là: 95,31 ± 40,42; 51,92 ± 29,69 và 161,70 ± 16,46. Chiều dài trung bình (mét) của ruột non nội soi qua đường miệng, đường hậu môn và cả hai đường chiếm tỷ lệ tương ứng là: 2,49 ± 0,94; 1,32 ± 0,74 và 2,94 ± 1,26. Biến chứng hay gặp sau NSRNBĐ là viêm tụy cấp mức độ nhẹ: 3/89 bệnh nhân (3,4%). Kết luận: Nội soi bóng đơn là một kỹ thuật an toàn, có hiệu trong chẩn đoán bệnh lý tại ruột non.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kiều Văn Tuấn, Trần Việt Hùng, Nguyễn Mạnh Trường và cộng sự (2012). Vai trò của nội soi ruột non bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ruột non. Tạp chí y học Y học thực hành. 12: 98-102
2. Kim T. J., Kim E. R., Chang D. K., et al. (2017). Comparison of the Efficacy and Safety of Single- versus Double-Balloon Enteroscopy Performed by Endoscopist Experts in Single-Balloon Enteroscopy: A Single-Center Experience and Meta-Analysis. Gut and Liver. 11(4): 520-527
3. Chang C. W., Chang C. W., Lin W. C., et al. (2017). Efficacy and Safety of Single-Balloon Enteroscopy in Elderly Patients. International Journal of Gerontology. 11: 176-178
4. Mensink P. B., Haringsma J., Kucharzik T., et al. (2007). Complications of double balloon enteroscopy: a multicenter survey. Endoscopy. 39(7): 613-615
5. Chen W. G., Shan G. D., Zhang H., et al. (2016). Double-balloon enteroscopy in small bowel diseases Eight years single-center experience in China. Medicine. 95(42): 1-6
6. Yamamoto H. (2005). Double-Balloon Endoscopy. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 3: s27-s29.