KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI TỪ 36 TUẦN ĐẾN 37 TUẦN 6 NGÀY VỀ TẦM SOÁT NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Thị Bảo Châu Phạm 1, Chí Thương Bùi 1,, Phương Duy Phạm 2, Huỳnh Nhung Hồ 2
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Bệnh viện Từ Dũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong các tác nhân gây các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, GBS là một trong các tác nhân phổ biến nhất, thường gây nhiễm trùng sơ sinh sớm và có thể dẫn tới tử vong. Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát GBS sớm trong thai kì được chứng minh là làm giảm tỉ suất bệnh ở trẻ, tuy nhiên thực hành xét nghiệm này còn chưa thật phổ biến và trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm [3]. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thai phụ ở tuổi thai từ 36 tuần đến 37 tuần 6 ngày có kiến thức đúng, thái độ đúng và thực hành đúng về xét nghiệm tầm soát Streptococcus nhóm B tại bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 385 sản phụ tuổi thai từ 36 tuần đến 37 tuần 6 ngày khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 11/2020 đến tháng 3/2021. Kết quả: Có 27,5% sản phụ có kiến thức đối với xét nghiệm tầm soát Streptococcus nhóm B, tỉ lệ này liên quan đến việc thai phụ đã được thông tin về xét nghiệm này trước đó mà không liên quan đến các yếu tố dịch tễ hay sản khoa khác. Mặc dù vậy, gần phân nửa sản phụ khoảng 42,6% ủng hộ cho việc tầm soát thường qui đối với xét nghiệm tầm soát Streptococcus nhóm B. Nghiên cứu cũng ghi nhận có 6,8% sản phụ đã thực hiện xét nghiệm tại thời điểm phỏng vấn, đồng thời 6 tuần sau phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận số thai phụ thực hiện xét nghiệm này trong thai kì đến khi chuyển dạ tại bệnh viện Từ Dũ là 13%. Kết luận: Tỉ lệ sản phụ có kiến thức đối với xét nghiệm tầm soát Streptococcus nhóm B là 27,5%. Phần lớn sản phụ chưa được thông tin, không có kiến thức đúng về xét nghiệm khi đến thời điểm thích hợp để tầm soát. Một nửa đối tượng nghiên cứu ủng hộ chiến lược tầm soát GBS thường qui. Tỉ lệ thực hiện xét nghiệm còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van Vollenhoven RF. Biologics for the Treatment of Rheumatoid Arthritis. Cham: Springer; 2016.
2. Brodszky V, Biro A, Szekanecz Z, et al. Determinants of biological drug survival in rheumatoid arthritis: evidence from a Hungarian rheumatology center over 8 years of retrospective data. Clinicoecon Outcomes Res. 2017;9:139-147.
3. Sullivan E, Kershaw J, Blackburn S, Mahajan P, Boklage SH. Biologic Disease-Modifying Antirheumatic Drug Prescription Patterns Among Rheumatologists in Europe and Japan. Rheumatol Ther. 2020.
4. Aaltonen KJ, Joensuu JT, Pirila L, et al. Drug survival on tumour necrosis factor inhibitors in patients with rheumatoid arthritis in Finland. Scand J Rheumatol. 2016;46(5):359-363.
5. Smolen JS, Landewe RBM, Bijlsma JWJ, et al. EULAR recommendations for the management of rheumatoid arthritis with synthetic and biological disease-modifying antirheumatic drugs: 2019 update. Ann Rheum Dis. 2020;79(6):685-699.
6. Fraenkel L, Bathon JM, England BR, et al. 2021 American College of Rheumatology Guideline for the Treatment of Rheumatoid Arthritis. Arthritis Care Res (Hoboken). 2021;73(7):924-939.
7. Berger N, Peter M, DeClercq J, Choi L, Zuckerman AD. Rheumatoid arthritis medication adherence in a health system specialty pharmacy. The American journal of managed care. 2020;26(12):e380-e387.
8. Rashid N, Lin AT, Aranda G, Jr., et al. Rates, factors, reasons, and economic impact associated with switching in rheumatoid arthritis patients newly initiated on biologic disease modifying anti-rheumatic drugs in an integrated healthcare system. Journal of medical economics. 2016;19(6):568-575.