NGHIÊN CỨU BIẾN THIÊN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH CÓ SUY TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 136 bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Tim Hà Nội từ 4 năm 2015 đến tháng 1 năm 2021. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán và loại trừ. Kết quả: chỉ số SDNN, RMSSD, SDNNi, TP, LF, và tỷ lệ LF/HF sau điều trị (tương ứng là 62,34 ± 32,16; 25,14 ± 6,10; 44,45 ± 13,48; 1956,23 ± 613,64; 1413,94 ± 174,33; 3,03 ± 0,71) đều tăng hơn so với trước điều trị (tương ứng là 38,63 ± 18,2; 12,61 ± 5,39; 22,66 ± 11,47; 1347,92 ± 412,53; 874,15 ± 210,32; 2,21 ± 0,68) với p<0,05. Số nhánh tổn thương càng nhiều các chỉ số biến thiên nhịp tim càng thấp. Giá trị SDNN, SDNNi, TP, HF, LF giảm dần theo số nhánh tổn thương động mạch vành, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. Nồng độ NT-proBNP của bệnh nhân có biến thiên nhịp tim bình thường thấp hơn so với những bệnh nhân có giảm biến thiên nhịp tim, p < 0,05. Kết luận: Các chỉ số biến thiên nhịp tim SDNN, RMSSD, SDNNi, LF và tỷ lệ LF/HF sau điều trị tăng hơn so với trước điều trị ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
biến thiêp nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Gia Khải và cộng sự. (2008). Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về bệnh động mạch vành mạn tính. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học:329-351.
3. Lê Thị Ngọc Hân và cộng sự. (2015). Nghiên cứu biến thiên nhịp trên trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. J 108 Clin Med Pharm., 10 (6): 41-45.
4. Li H.R., Tse-Min Lu., Hao-Min Cheng., et al. (2016). Additive Value of Heart Rate Variability in Predicting Obstructive Coronary Artery Disease Beyond Framingham Risk. Circulation., 80: 494-501.
5. Akselrod S., Gordon D., Ubel F.A., et al. (1981). Power spectrum analysis of heart rate fluctuation: a quantitative probe of beat-to-beat cardiovascular control. Science., 213 (4504): 220-222.
6. Björkander I.C., Forslund L.A., Kahan T.C., et al. (2008). Differential Index: A Simple Time Domain Heart Rate Variability Analysis with Prognostic Implications in Stable Angina. Cardiology., 111: 126–133.
7. Heikki R., Esa H., Niilo K., et al. (2009). Heart rate variability and stress hormones in novice and experienced parachutists anticipating a jump. Aviat Space Environ Med., 80 (11): 976-980.
8. Anand I., Ardell J. L., Gregory D., et al. (2020). Baseline NT-proBNP and responsiveness to autonomic regulation therapy in patients with heart failure and reduced ejection fraction. Int J Cardiol Heart Vasc., 29: 100520.
9. Stancheva N., Tisheva S., Jordanova V., et al. (2008). NT ProBNP and HRV and outcome in patients with heart failure with reduced vs. preserved systolic function. Journal of IMAB - Annual Proceeding (Scientific Papers), 14: 89 - 94.