ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHỐI HỢP TRA AZARGA VÀ TIÊM BEVACIZUMAB NỘI NHÃN TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phối hợp tra Azarga và tiêm Bevacizumab nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường về mặt giải phẫu và chức năng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên cùng bệnh nhân, 30 mắt được tra Azarga 2 lần/ngày và tiêm Bevacizumab nội nhãn (1,25mg/0,05ml/mũi) hàng tháng với 30 mắt tiêm Bevacizumab đơn thuần liều tương tự trong 3 tháng điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại khoa Dịch kính – Võng mạc Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021. Kết quả: 30 bệnh nhân (16 nữ) được chẩn đoán là 2M phù hoàng điểm do đái tháo đường. Chiều dày, thể tích vùng võng mạc trung tâm và thị lực đều cải thiện ở cả 2 nhóm mắt, nhãn áp ở 2 nhóm mắt không có sự thay đổi đáng kể. Trong đó nhóm mắt phối hợp tra Azarga và tiêm Bevacizumab nội nhãn kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm mắt tiêm Bevacizumab nội nhãn đơn thuần về mức độ cải thiện chiều dày vùng võng mạc trung tâm (CMT) là có ý nghĩa thống kê. Sự khác nhau về CMT trung bình và thể tích vùng võng mạc trung tâm hay thị lực giữa 2 nhóm mắt chưa có ý nghĩa thống kê. Kết luận:Việc phối hợp tra Azarga và tiêm Bevacizumab nội nhãn bước đầu có xu hướng hiệu quả hơn so với tiêm Bevacizumab đơn thuần trong điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường về giải phẫu và chức năng, nhưng bước đầu mới thể hiện rõ ở mức độ cải thiện về giải phẫu (chiều dày vùng võng mạc trung tâm).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Azarga, Tiêm Bevacizumab nội nhãn, Phù hoàng điểm do đái tháo đường, Chiều dày võng mạc trung tâm, Thể tích vùng võng mạc trung tâm, Thị lực
Tài liệu tham khảo
2. Bakbak B, Ozturk BT, Gonul S, Gedik S. The effect of intravitreal bevacizumab and ranibizumab on macular edema of the contralateral eye: A comparative study of two anti-VEGFs. Oman journal of ophthalmology. 2016;9(1):44-48. doi:10.4103/0974-620X.176100
3. Miller K, Fortun JA. Diabetic Macular Edema: Current Understanding, Pharmacologic Treatment Options, and Developing Therapies. Asia Pac J Ophthalmol (Phila). 2018;7(1):28-35. doi:10.22608/APO.2017529
4. Takamura Y, Ohkoshi K, Murata T. New Strategies for Treatment of Diabetic Macular Edema. Journal of ophthalmology. 2018;2018:4292154. doi:10.1155/2018/4292154
5. Fazel F, Nikpour H, Pourazizi M. Combination of Intravitreal Bevacizumab and Topical Dorzolamide versus Intravitreal Bevacizumab Alone for Diabetic Macular Edema: A Randomized Contralateral Clinical Trial. BioMed research international. 2020;2020:6794391. doi:10.1155/2020/6794391
6. Kaya C, Zandi S, Pfister IB, Gerhardt C, Garweg JG. Adding a Corticosteroid or Switching to Another Anti-VEGF in Insufficiently Responsive Wet Age-Related Macular Degeneration. Clinical ophthalmology. 2019;13:2403-2409. doi:10.2147/OPTH.S224456
7. Editorial Team. Dorzolamide/Timolol and Intravitreal Bevacizumab May Reduce Thickness in Eyes With Diabetic Macular Edema. EURETINA 2018. Published online September 28, 2018.
8. Ahmad MirshahiaRamin Tadayonib Navid Mohsenzadeha TaliehSaeidi RezvanicMojtabaAbrishamid. Efficacy of adjuvant topical timolol–dorzolamide with intravitreal bevacizumab injection in diabetic macular edema: A contralateral eye study. Journal of Current Ophthalmology. 2019;31(2):168-171. doi:doi.org/10.1016/j.joco.2019.01.008