ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU PHỨC TẠP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Nhung Nguyễn 1, Thị Bình Lưu 1,
1 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn học của bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) phức tạp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 100 bệnh nhân được chẩn đoán NKTN phức tạp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (BVTWTN) từ tháng 02/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 0,79. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 61,64±17,15 với 60% bệnh nhân ≥60 tuổi. Thời gian nằm viện trung bình của các bệnh nhân là 14,22±7,49 ngày với 87% bệnh nhân nằm viện >7 ngày. 41% bệnh nhân có biểu hiện sốt, 33% với tiểu buốt và 49% với đau hông lưng. 41% bệnh nhân có suy thận, 40% với sỏi thận và 32% với bệnh lý suy giảm miễn dịch. 100% bệnh nhân có bạch cầu trong nước tiểu, 44% có hồng cầu niệu và 45% có nitrit niệu dương tính. Cấy nước tiểu: 91% dương tính với vi khuẩn Gram âm, trong đó vi khuẩn E.coli chiếm 61%, P.aeruginosa là 8%; E.coli nhạy cảm cao với fosfomycin (93,8%), meropenem (93,2%), piperacillin + tazobactam (84,9%) và amikacin (71,2%); kháng >50% các kháng sinh nhóm fluoroquinolone và các thế hệ của cephalosporin, kháng >80% nhóm betalactam và ức chế acid folic. Vi khuẩn Gram dương phân lập được hai chủng là Staphylococcus spp (4%) và Enterococcus spp (5%). Trong đó, Staphylococcus spp đã kháng với hầu hết các nhóm kháng sinh đang được sử dụng tại bệnh viện. Kết luận: NKTN phức tạp thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý thận mạn tính, sỏi tiết niệu hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt, rối loạn đi tiểu. Căn nguyên vi khuẩn gây NKTN phức tạp thường gặp là E.coli. Nhiều vi khuẩn có tỷ lệ đề kháng cao với các kháng sinh đang được sử dụng để điều trị NKTN tại bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Minh Tiến, Phạm Thị Lan và cộng sự, (2017), "Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh", Thời sự y học 12/2017, tr. 26-30.
2. Bùi Thị Thu Trang, (2019), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh của nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai", Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội, tr. 30-70.
3. Đàm Quang Trung, (2018), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện Xanh Pôn", Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội, tr. 53-74.
4. Flores-Mireles A L, Walker J N, Caparon M, Hultgren S J, (2015), "Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options", Nat Rev Microbiol, 13 (5), pp. 269-284.
5. Gomila A, Shaw E, Carratalà J, Leibovici L, et al, (2018), "Predictive factors for multidrug-resistant gram-negative bacteria among hospitalised patients with complicated urinary tract infections", Antimicrob Resist Infect Control, 7 pp. 111.
6. Li X, Chen Y, Gao W, Ye H, et al, (2017), "A 6-year study of complicated urinary tract infections in southern China: prevalence, antibiotic resistance, clinical and economic outcomes", Ther Clin Risk Manag, 13 pp. 1479-1487.
7. Tandogdu Z, Wagenlehner F M, (2016), "Global epidemiology of urinary tract infections", Curr Opin Infect Dis, 29 (1), pp. 73-79.
8. Bonkat G, Bartoletti R, Bruyère R, Cai T, et al. EAU Guidelines on Urological Infections. Arnhem: European Association of Urology; 2020.