ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Văn Bảy Võ 1,2, Minh Lý 3, Huy Lâm Lê 1, Quang Trung Võ 2,
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh đối với việc cấp phát thuốc ngoại trú. Đối tượng và phương pháp:Các người bệnh đến thăm khám và tiếp nhận dịch vụ cấp phát thuốc ngoại trú ở bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu cắt ngang quan sát người bệnh đến thăm khám và tiếp nhận dịch vụ cấp phát thuốc ngoại trú tại khu C5 và Phòng khám A Bệnh viện Thống Nhất. Bộ câu hỏi nghiên cứu trích từ một nghiên cứu quốc tếđã đảm bảo giá trị và độ tin cậy,với thang điểm đánh giá Likert năm mức độ, từ “Rất không hài lòng” (1) đến “Rất hài lòng” (5). Nghiên cứu xử lý, phân tích và trình bày số liệu bằng SPSS. Kết quả: Với 300 người bệnh khảo sát, điểm trung bình hài lòng chung của người bệnh đối với dịch vụ dược ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất là cao (với 3,90 điểm). Bên cạnh đó, tiêu chí có mức độ hài lòng được đánh giá cao nhất là sự rõ ràng của nhãn thuốc hoặc nhãn dán (với 4,47 điểm) và ngược lại, tiêu chí có điểm trung bình thấp nhất là sự tiện nghi tại nơi nhận thuốc (với 3,20 điểm). Ngoài ra, sự hài lòng tổng thể đối của người bệnhvới dịch vụ dược ngoại trú tại Phòng khám A thấp hơn khi so sánh tại khu C5. Kết luận: Nhìn chung, đa số người bệnhcho rằng họ cảm thấy hài lòng hoặc rất hài lòng khi đến khám và sử dụng dịch vụ dược ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Berenguer, B., et al., Pharmaceutical care: past, present and future. Current pharmaceutical design, 2004. 10(31): p. 3931-3946.
2. Hepler, C.D. and L.M. Strand, Opportunities and responsibilities in pharmaceutical care. American journal of hospital pharmacy, 1990. 47(3): p. 533-543.
3. Asadi-Lari, M., M. Tamburini, and D. Gray, Patients' needs, satisfaction, and health related quality of life: towards a comprehensive model. Health and quality of life outcomes, 2004. 2(1): p. 1-15.
4. Khudair, I.F. and S.A. Raza, Measuring patients' satisfaction with pharmaceutical services at a public hospital in Qatar. International journal of health care quality assurance, 2013.
5. Surur, A.S., et al., Satisfaction of clients with the services of an outpatient pharmacy at a university hospital in northwestern Ethiopia: a cross-sectional study. BMC health services research, 2015. 15(1): p. 1-8.
6. Pinto, A.R., et al., Users satisfaction regarding the service provided in community pharmacies. Advances in Pharmacology and Pharmacy, 2014. 2: p. 18-29.
7. Siahaan, S.M., L. Hakim, and T. Hariyanti, THE EFFECT OF THE QUALITY OF PHARMACEUTICAL SERVICE ON OUTPATIENT SATISFACTION OF AMELIA HOSPITAL. Jurnal Aplikasi Manajemen, 2018. 16(1): p. 115-124.
8. Sa’adah, E., T. Hariyanto, and F. Rohman, Pengaruh mutu pelayanan farmasi terhadap kepuasan dan loyalitas pasien rawat jalan dengan cara bayar tunai. Jurnal Aplikasi Manajemen, 2015. 13(1): p. 65-76.