PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT ĐƯỜNG RẠCH NỐI TÁ-TÁ TRÀNG ĐIỀU TRỊ TẮC TÁ TRÀNG BẨM SINH

Ngọc Sơn Trần1,, Thị Hồng Vân Nguyễn, Văn Bảo Hoàng1
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật phẫu thuật nội soi một đường rạch (PTNSMĐR) nối tá tá tràng điều trị tắc tá tràng bẩm sinh (TTTBS) ở trẻ em. Phương pháp nghịên cứu: Báo cáo 1 ca bệnh và tổng quan y văn. Kết quả: Bệnh nhân (BN) nữ 20 tháng tuổi, nhập viện vì lý do nôn nhiều đợt từ  sớm sau sinh, không ăn được thức ăn đặc. suy dinh dưỡng. Dựa vào lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, BN được chẩn đoán TTTBS  do teo tá tràng type I (màng ngăn có lỗ) và được chỉ định điều trị phẫu thuật.  Chúng tôi rạch da rốn hình chữ Z cải tiến, đặt 2 trocar 5.5mm và 1 trocar 3.5mm trong phạm vi 1 vết rạch này. Dùng optic 300 và dụng cụ nội soi thẳng thông thường bộc lộ tá tràng trên và dưới chỗ tắc. Mở tá tràng dưới chỗ tắc theo trục dọc và trên chỗ tắc theo đường chéo. Nối tá-tá tràng kiểu đơn giản với chỉ PDS 5.0 mũi rời.. Không có mất máu đáng kể, không có tai biến trong mổ. Thời gian mổ là 130 phút. Sau mổ bệnh nhân phục hồi tốt, không có biến chứng, ăn đường miệng từ ngày 3 và ra viện ngày 7 sau mổ. Theo dõi 9 tháng sau mổ, BN không còn triệu chứng, ăn được thức ăn đặc và tăng cần tốt. Thẩm mỹ sau mổ là rất tốt, BN coi như không nhìn thấy sẹo mổ. Kết luận: Kỹ thuật của chúng tôi  PTNSMĐR điều trị TTTBS ở trẻ em có thể khả thi, an toàn và có kết quả thẩm mỹ rất tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Applebaum H, Sydorak R. Duodenal atresia and stenosis-annular pancreas. In: Coran AG, Caldamone A, Adzick NS, Krummel TM, Laberge JM, Shamberger R (2012). Pediatric Surgery. 7th ed. Mosby; pp.1051-1057
2. Bax NM, Ure BM, Van der Zee DC (2001) Laparoscopic duodenoduodenostomy for duodenal atresia. Surg Endosc. 2: 217
3. Chung PH, Wong CW, Ip DK, Tam PK, Wong KK (2017). Is laparoscopic surgery better than open surgery for the repair of congenital duodenal obstruction? A review of the current evidences. J Pediatr Surg. 52(3): 498-503.
4. Mentessidou A, Saxena AK (2017). Laparoscopic Repair of Duodenal Atresia: Systematic Review and Meta-Analysis. World J Surg. 41(8):2178-2184.
5. Muensterer OJ, Hansen EN (2011). Resection of a duodenal web using single-incision pediatric endosurgery. J Pediatr Surg. 46(5): 989-993.
6. Son TN, Kien HH (2017). Laparoscopic versus open surgery in management of congenital duodenal obstruction in neonates: a single-center experience with 112 cases. J Pediatr Surg. 52(12):1949-1951.
7. Son TN, Liem NT, Kien HH (2015). Laparoscopic simple oblique duodenoduodenostomy in management of congenital duodenal obstruction in children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 25(2):163-166.
8. van der Zee DC (201)1. Laparoscopic repair of duodenal atresia: Revisited. World J Surg. 35:1781–1784.