HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH IN VITRO TRÊN VI KHUẨN GRAM ÂM KHÁNG CARBAPENEM

Hoàng Ngọc Thanh Ngô 1,, Thái Bình Phạm 2, Minh Nga Cao 2,3
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược TPHCM
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vi khuẩn (VK) Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae kháng carbapenem (APK-CR) là những vi khuẩn (VK) có mức cảnh báo cao nhất, cần ưu tiên phát triển các loại kháng sinh (KS) mới do tình trạng kháng thuốc đáng báo động [7]. Mục tiêu: Khảo sát MIC và hiệu quả phối hợp KS in vitro của meropenem (ME) - colistin (COL) và meropenem - ciprofloxacin (CIP) trên các chủng VK APK-CR. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các chủng APK-CR được phân lập tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả: Có 151 chủng gồm 51 chủng A. baumannii, 50 chủng P. aeruginosa và 50 chủng K. pneumoniae. MIC của ME và CIP trên các chủng APK-CR đều cao (chiếm 92-100%); có 6% chủng P. aeruginosa và 10% chủng K. pneumoniae là có MIC kháng COL. Hiệu quả hiệp đồng và cộng hợp trong phối hợp KS in vitro của ME-COL trên APK-CR có tỷ lệ lần lượt là 58,8% và 41,2%, 32% và 60%, 20% và 60%. Hiệu quả hiệp đồng và cộng hợp trong phối hợp KS in vitro của ME-CIP trên APK-CR có tỷ lệ lần lượt là 33,3% và 45,1%, 30% và 60%, 42% và 44%. Kết luận: APK-CR đề kháng với ME, CIP với tỷ lệ rất cao. Phối hợp ME-COL và ME-CIP trên APK-CR có kết quả hiệp đồng và cộng hợp làm giảm tỷ lệ đề kháng KS của APK-CR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Lân, Cao Minh Nga, Nguyễn Thị Thiên Kiều (2018), "Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM trong một năm (01/5/2016-30/4/2017)", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22 (4), tr. 385-386.
2. Lương Hồng Loan, Huỳnh Minh Tuấn (2020), "Trực khuẩn Gram âm tiết ESBL, AMPC, carbapenemase và phổ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh", Y học Tp Hồ Chí Minh, 24 (2), tr. 223-225.
3. Cao Minh Nga, Lê Thị Ánh Phúc Nhi và cộng sự (2014), "Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đại học Y Dược 6 tháng đầu năm 2011-2012-2013", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (1), tr. 307-309.
4. Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Vũ Thị Kim Cương (2008), "Nhiễm khuẩn do Acinetobacter và tính kháng thuốc ", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12 (1), tr. 188-193.
5. Agency European Medicines (2017), "Antimicrobial resistance", Retrieved from https://www.ema. europa.eu/en/human-regulatory/ overview/public-health-threats/ antimicrobial-resistance
6. Clinical and Laboratory Standards Institute (2020), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing, M100, 30th ed, pp. 33-49, 174-177.
7. Tacconelli E, Magrini N, et al. (2017), "Global priority list of antibiotic-resistant bacteria to guide research, discovery, and development of new antibiotics", World Health Organization, 27, pp. 318-327.