ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG CỦA CÁN BỘ THUỘC DIỆN TỈNH ỦY TỈNH THÁI BÌNH QUẢN LÝ NĂM 2019

Khánh Thu Trần 1,, Thị Thanh Phương Lê 2, Mạnh Hà Trần 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
2 Ban bảo vệ chăm sóc SK cán bộ tỉnh Thái Bình
3 Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình quản lý. Đối tượng được điều tra bao gồm các cán bộ đương chức và các cán bộ đã nghỉ hưu. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra 800 cán bộ. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số WHR và xét nghiệm định lượng Hemoglobin máu, Albumin huyết thanh, Cholesterol máu, Triglycerid, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol. Kết quả cho thấy tỉ lệ CED chung là 0,6 %. Tỉ lệ thừa cân - béo phì chung là 14,4%, tỷ lệ thừa cân nữ là 7,3% thấp hơn nam là 15,8 %. Tỷ lệ cán bộ có nguy cơ thừa cân, béo phì tính theo chỉ số vòng eo/vòng mông là 43,1%, trong đó cán bộ nữ là 44,5% cao hơn cán bộ nam là 42,8%. Nhóm cán bộ có sức khỏe phân loại B1 cao nhất chiếm tỷ lệ 88,9%, loại A chiếm 7,1%, loại B2 chiếm 3,2%, loại C chiếm 0,8%. Chỉ số Albumin huyết thanh trung bình là 43,6 ± 4,6 g/l; Protein huyết thanh trung bình là 70,0 ± 8,1 g/l, Glucose máu trung bình là 6,7 ± 1,5 mmol/l. Chỉ số Cholesterol máu trung bình là 5,29±0,66 mmol/; chỉ số Triglycerid máu trung bình là 2,26±0,9 mmol/l; chỉ số H-DLC trung bình là 1,96 ± 0,68 (mmol/l). L-DLC là 2,91±0,56 mmol/l.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barbara Dennis, Kalimuddin Aziz, and Lilin She (2006), "High rates of Obesity and Cardiovascular Disease risk factors in lower middle class community in Pakistan: the Metroville Health Study", J Pak Med Assoc. 56(6).
2. Harald J. Schneider, Heide Glaesmer, and Jens Klotsche (2007), "Accuracy of Anthropometric Indicators of Obesity to Predict Cardiovascular Risk", The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism 92(2), pp. 589 –594.
3. Mabel Deurenberg-Yap, et al. (1999), "Manifestation of cardiovascular risk factors at low levels of body mass index and waist-to-hip ratio in Singaporean Chinese", Asia Pacific J Clin Nutr 8(3), pp. 177–183.
4. WHO (2011), Global status report on noncommunicable diseases 2010, WHO press, Geneva, Switzerland.
5. Nguyễn Đào Dũng, Lê Quý Phúc, Võ Văn Lượng (2006), "Khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch ", Kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học - hội nghị khoa học tim mạch toàn quốc lần thứ XI, p. 63.
6. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2006)), Kết quả điều tra thừa cân-béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25-64 tuổi,, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
7. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2012), Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tầm nhìn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
8. Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long(2009), "Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu ở nhóm người trên 40 tuổi tại một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ", Tạp chí y học thực hành. 662(5), pp. 52-54.
9. WHO (2003), Chế độ ăn, dinh dưỡng và dự phòng các bệnh mạn tính. Sách dịch- Viện Dinh dưỡng. Geneva., 170.