HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT U TINH BÀO VÀ U TẾ BÀO MẦM KHÔNG PHẢI U TINH BÀO

Phương Thảo Nghiêm 1,, Hưng Anh Thư Võ 1
1 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát đặc điểm và giá trị hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán phân biệt u tinh bào (UTB) và u tế bào mầm không phải u tinh bào (UTBMKPUTB). Phương pháp: thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Tất cả 52 bệnh nhân u tế bào mầm tinh hoàn (chia thành 2 nhóm theo giải phẫu bệnh: là 24 bệnh nhân UTB và 28 bệnh nhân UTBMKPUTB) được khảo sát CHT tinh hoàn tại bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2019 đến 31/12/2020.Kết quả: đặc điểm hình ảnh trên CHT thường qui của nhóm UTB là: bắt thuốc đồng nhất (79,17%); đồng tín hiệu trên T1W (95,83%), tín hiệu thấp trên T2W (79,17%), có vách và bắt thuốc vách (83,33%), đa số không hoại tử tạo nang (79,17%) và không xuất huyết trong u (95,83%). Ngược lại nhóm UTBMKPUTB có tính chất bắt thuốc không đồng nhất (92,86%), tín hiệu không đồng nhất trên cả T1W (60,71%) và T2W (89,29%). Đa phần u nhóm này không có vách (85,71%), có hoại tử tạo nang (78,57%) và xuất huyết bên trong u (60,71%). Có sự khác biệt về đặc điểm hình ảnh trên giữa hai nhóm u tinh bào và UTBMKPUTB (p=0,0001). Hình ảnh CHT giúp chẩn đoán phân biệt u tinh bào với UTBMKPUTB với độ nhạy 95,83%, độ đặc hiệu 89,29%, giá trị tiên đoán dương 88,46%, giá trị tiên đoán âm 96,15% và độ chính xác 92,31%. Kết luận: CHT có vai trò quan trọng trong việc phân biệt u tinh bào và UTBMKPUTB với độ chính xác khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cheng L., Albers P., Berney D.M., et al. (2018) "Testicular cancer". Nat Rev Dis Primers, 4 (1), 29.
2. Clarke N.W., Haran Á.M. (2019) "The management of testis cancer". Surgery (Oxford), 37 (9), 513-523.
3. Deshar A., Gyanendra K., Lopsang Z. (2019) "MRI in the characterization of seminomatous and nonseminomatous germ cell tumors of the testis". International Journal of Science Inventions Today, 8 (2), 411-419.
4. Kim S.H., Cho J.Y. (2016) Oncologic imaging: urology, Springer, 169-197.
5. Lebastchi A.H., Watson M.J., Russell C.M., et al. (2018) "Using Imaging to Predict Treatment Response in Genitourinary Malignancies". Eur Urol Focus, 4 (6), 804-817.
6. Liu R., Lei Z., Li A., et al. (2019) "Differentiation of testicular seminoma and nonseminomatous germ cell tumor on magnetic resonance imaging". Medicine (Baltimore), 98 (45), e17937.
7. Min X., Feng Z., Wang L., et al. (2018) "Characterization of testicular germ cell tumors: Whole-lesion histogram analysis of the apparent diffusion coefficient at 3T". Eur J Radiol, 98, 25-31.
8. Partin A.W., Wein A.J., Kavoussi L.R., et al. (2020) Neoplasms of the Testis. Campbell Walsh Wein Urology. 12 ed. Elsevier Health Sciences,
9. Tsili A.C., Tsampoulas C., Giannakopoulos X., et al. (2007) "MRI in the histologic characterization of testicular neoplasms". AJR Am J Roentgenol, 189 (6), W331-7.