KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC SINH CỦA CÁC THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI TỪ ĐỦ 37 TUẦN TRỞ LÊN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Đình Chắt Trần 1, Lệ Thủy Trần2,
1 Trung tâm Y tế Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chăm sóc trước sinh là những chăm sóc mà thai phụ nhận được nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất về sức khỏe cho cả mẹ và thai trong suốt thai kỳ. Chăm sóc trước sinh có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh của các thai phụ tại Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề chăm sóc trước sinh tại địa phương. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ đi khám thai tối thiểu 4 lần và tỷ lệ thai phụ có kiến thức tốt, hành vi đúng về chăm sóc trước sinh tại Trung tâm Y tế Huyện Xuân Lộc. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 11/2020 đến 05/2021 trên 332 thai phụ có tuổi thai từ đủ 37 tuần trở lên đến khám tại TTYT Huyện Xuân Lộc, với điểm cắt 75% được sử dụng để xác định mức độ kiến thức tốt hoặc thực hành đúng về chăm sóc trước sinh của các thai phụ. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ đi khám thai tối thiểu 4 lần trong thai kỳ là 86,4%. Tỷ lệ thai phụ có kiến thức tốt về chăm sóc trước sinh là 89,5%. Tỷ lệ thai phụ có thực hành đúng về chăm sóc trước sinh là 87,6%. Kết luận: Tỷ lệ thai phụ đi khám thai tối thiểu 4 lần trong thai kỳ cũng như tỷ lệ thai phụ có kiến thức tốt, hành vi đúng về chăm sóc trước sinh đều cao hơn tỷ lệ chung của cả nước. Tuy nhiên, kiến thức của thai phụ về các vấn đề dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi trong thai kỳ vẫn chưa thực sự tốt. Cần tiếp tục tăng cường các biện pháp giáo dục, truyền thông và tư vấn để cải thiện các khía cạnh còn hạn chế của chương trình chăm sóc trước sinh tại địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO, (2019), Trends in maternal mortality 2000 to 2017: estimates by WHO, UNICEF, UNFPA.
2. UNICEF, (2019), The state of the world's children 2019: children, food and nutrition, New York.
3. Tổng cục Thống kê, UNICEF, (2015), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, Báo cáo cuối cùng, Hà Nội.
4. Phạm Văn Dậu, Phạm Cầm Kỳ, Bùi Thị Hương, (2021), "Thực trạng kiến thức và thực hành làm mẹ an toàn của các bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2019", Tạp chí Y học Cộng đồng, 62 (1), 146-151.
5. Ngô Viết Lộc, Lê Thị Thanh Huyền, (2017), "Kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21 (1), 49-53.
6. Mai Thị Kim Thanh, (2017), "Kiến thức thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi tại huyện Buôn Đôn và Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk năm 2016", Tạp chí Y học Việt Nam.
7. Sitalakshmi V, Bavyasri P, Talapala R, Kopperla M, (2020), "Study on knowledge, attitude and practice of ante-natal care among pregnant women attending antenatal tertiary care institution", International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology; Vol 9, No 3 (2020): March 2020.
8. Ogunba B O, Abiodun O B, (2017), "Knowledge and attitude of women and its influence on antenatal care attendance in Southwestern Nigeria", J Nutr Health Sci, 4 (2), pp. 207.
9. Nguyễn Thị Mỹ Hương, Châu Khắc Tú, Trần Thị Lệ Hà, Ngô Hoàng Hiếu, (2015), "Đánh giá tình hình chăm sóc trước sinh của các sản phụ đến sinh tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí Phụ sản, 13 (3), 76-78.