KIẾN THỨC VỀ STRESS CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 NGÀNH BÁC SỸ Y KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Thu Thủy Nguyễn 1,, Thị Vũ Huyền Lê 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sinh viên y khoa là một trong những đối tượng có tỷ lệ bị stress rất cao do áp lực của môi trường học tập. Việc hiểu biết đúng về stress giúp các em biết cách điều chỉnh và giải tỏa cũng như phòng ngừa hiệu quả. Mục tiêu: Mô tả kiến thức về stress của sinh viên năm thứ 3 ngành Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm thứ 3 ngành Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, bằng bộ câu hỏi gồm 2 phần: Thông tin chung và Kiến thức của sinh viên về stress. Kết quả: phần lớn sinh viên đã có kiến thức đúng về biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng và các cách ứng phó với stress. Tuy nhiên, vẫn còn có một tỷ lệ sinh viên không biết hoặc hiểu sai khi cho rằng: Buồn chán, suy nghĩ tiêu cực và có ý định tự sát (63,2%) là những biểu hiện khi bị stress; bị stress là do Tiếp xúc với người bị stress (47,5%), do Số phận của mỗi người (27,7%); Stress dẫn đến bị tâm thần, điên (58,9%), Sử dụng thuốc an thần (29,0%) khi bị stress. Kết luận: Sinh viên đã có kiến thức đúng nhưng chưa đầy đủ về stress và còn có một số nhầm lẫn. Việc cung cấp đầy đủ, chính xác các kiến thức cơ bản về stress là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiểu biết của các em về vấn đề này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Kim Trang (2012). Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1).
2. Harris RC, Millichamp CJ, Thomson WM. Stress and coping in fourth-year medical and dental students. N Z Dent J. 2015; 111(3):102-108.
3. Sundeep Mahani, Pavan Panchal. Evaluation of Knowledge, Attitude and Practice Regarding Stress Management among Undergraduate Medical Students at Tertiary Care Teaching Hospital, Journal of Clinical & Diagnostic Research, Aug 2019, doi: 10.7860/JCDR/2019/41517.13099.
4. Manning-Geist B, Meyer F, Chen J, et al. Pre-clinical Stress Management Workshops Increase Medical Students’ Knowledge and Self-awareness of Coping with Stress. Med Sci Educ. 2020; 30(1):235-241.doi:10.1007/s40670-019-00881-4.
5. El Ansari W, Oskrochi R, Haghgoo G. Are Students’ Symptoms and Health Complaints Associated with Perceived Stress at University? Perspectives from the United Kingdom and Egypt. Int J Environ Res Public Health. 2014; 11(10):9981-10002.doi:10.3390/ijerph111009981.
6. Fasoro AA, Oluwadare T, Ojo TF, Oni IO. Perceived stress and stressors among first year undergraduate students at a private medical school in Nigeria. J Taibah Univ Med Sci. 2019;14(5):425-430. doi:10.1016/j.jtumed.2019.08.003.
7. Eschens R, Loda T, Herrmann-Werner A, et al. Behaviour-based functional and dysfunctional strategies of medical students to cope with burnout. Med Educ Online. 2018;23(1). doi:10.1080/10872981.2018.1535738.