NHẬN XÉT ĐỘ ỔN ĐỊNH SƠ KHỞI SAU CẤY IMPLANT VÙNG RĂNG SAU HÀM TRÊN Ở BỆNH NHÂN NÂNG XOANG KÍN BẰNG THỦY LỰC CÓ GHÉP XƯƠNG

Văn Việt Đàm 1,, Văn Tháp Tạ 2, Thị Mỹ Hạnh Trần 3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
2 Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
3 Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độ ổn định sơ khởi sau phẫu thuật ở bệnh nhân cấy ghép implant răng sau hàm trên, có chỉ định nâng xoang kín bằng thủy lực có ghép xương tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương và bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp: 33 vị trí mất răng hàm sau trên được chỉ định nâng xoang kín bằng thủy lực có ghép xương và cấy implant. Tìm mối tương quan với vị trí răng mất, chiều cao xương có ích, mật độ xương trước phẫu thuật, chiều dài và đường kính implant. Kết quả: Độ ổn định sơ khởi 35N/cm2 -  45Ncm2: 69,7%, > 45 N/cm2: 30,3%, p <0,05. Nhóm răng hàm nhỏ: mức ổn định sơ khởi >45N/cm2 đạt 28,5%. Nhóm răng hàm lớn: mức ổn định sơ khởi > 45N/cm2 đạt 30,7. Mật độ xương loại D2 100% đạt độ ổn định  > 45N/cm2, D3: 29,63% đạt > 45N/cm2, D4, 100% đạt 35 - 45N/cm2, (p < 0,05). Chiều cao xương có ích < 5mm, độ ổn định sơ >45 Ncm2: 25%, chiều cao xương có ích 5 – 6mm, độ ổn định sơ khởi > 45 N/cm2 đạt 33,33% (p >0,05). Chiều dài implant 10mm, có độ ổn định sơ khởi 35N/cm2 - 45 N/cm2: 62,5%. Chiều dài implant 11,5mm, có mức ổn định sơ khởi 35- 45 N/cm2: 76,47%. Đường kính implant 4mm có mức ổn định sơ khởi  35 - 45 N/cm2, đạt tỉ lệ: 57,14%, đường kính implant  4,5mm có mức ổn định sơ khởi 35 - 45 N/cm2, đạt: 83,33%, đường kính implant có mức ổn định sơ khởi 35- 45 N/cm2,  đạt 70% (p > 0,05). Kết luận: Chiều cao xương có ích và mật độ xương hàm quyết định tới độ ổn định sơ khởi; còn vị trí mất răng, chiều dài và đường kính implant không ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định sơ khởi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Thanh Hóa (2012): “ Đánh giá kết quả của cấy ghép Implant răng hàm hàm trên có nâng xoang kín”. Luận văn thạc sĩ y khoa. Đại học Y Hà Nội.
2. Đàm Văn Việt(2013): “ Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kĩ thuật implant có ghép xương”.Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội.
3. Đoàn Thanh Giang (2010): “ Nhận xét kết quả cấy ghép implant nha khoa trong điều trị phục hình răng cố định bằng implant của hãng Noble Biocare”. YHTH(722) – Số 6/2010
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2020): “ Đánh giá kết quả cấy ghép tức thì vùng răng sau bằng hệ thống implant Neodent tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng”. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa Cấp II. Đại học Y dược Hải Phòng
5. Trương Uyên Cường (2016): “ Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa vùng răng sau hàm trên có nâng xoang sử dụng xương đồng loại đông khô khử khoáng VBKC-09.02”. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. Tập 11 số 5/2016
6. Misch C.(2007). Maxillary sinus anatomy, pathology and graft surgery. Contemporary Implant Dentistry, 3rdElservier, Missouri, 905-974.
7. Vasilena Ivanova (2021), Correlation between primary, secondary stability, bone density, percentage of vital bone formation and implant size. Int J Environ Res Public Health 2021 Jun 30; 18(13):6994 doi: 10;3390/ijerph 18136994.
8. Andre Hsu (2016), Comparison of Initial Implant Stability of Implants Placed Using Bicortical Fixation, Indirect Sinus Elevation, and Unicortical Fixation.Int J Oral Maxillofac Implants. Mar-Apr 2016;31(2):459-68. doi: 10.11607/jomi.4142