TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

Thị Cúc Vũ1, Phúc Thành Nhân Nguyễn 1, Xuân Chi Nguyễn 2, Võ Minh Hoàng Nguyễn2, Văn Thắng Võ 1,3, Minh Quân Nguyễn 2,
1 Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhân viên y tế là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với cảm xúc tiêu cực ở mức độ cao dường như làm tăng nguy cơ dẫn đến hậu quả lâu dài như căng thẳng thứ phát, các triệu chứng trầm cảm hoặc kiệt sức nghề nghiệp với các kết quả bất lợi đến chất lượng chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu: Đánh giá mức độ căng thẳng của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 244 nhân viên y tế tại 12 bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu điều trị COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Mình. Sử dụng cấu phần căng thẳng từ thang đo Trầm cảm – Lo âu – căng thẳng (DASS-21) để đánh giá mức độ căng thẳng của nhân viên y tế. Kết quả: Trong 244 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, tỷ lệ có tình trạng căng thẳng là 80,3%, trong đó tỷ lệ có căng thẳng ở mức độ rất nặng, nặng, vừa và nhẹ lần lượt là: 12,3%, 27,9%, 22,5% và 17,6%. Phân tích hồi quy logistic cho thấy có 2 yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng ở nhân viên y tế bao gồm: trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 (OR=2,14, 95%CI: 1,01 - 4,53; p<0,05) và thường xuyên chịu áp lực từ cấp trên trong công việc (OR= 7,05; 95%CI: 1,55 - 31,9; p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhân viên y tế có tình trạng căng thẳng rất cao. Cần giảm thời gian làm việc và tăng cường chính sách đảm bảo an toàn môi trường bệnh viện, đặc biệt quan tâm nhiều hơn cho nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19 tron quá trình điều trị

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Bản tin dịch COVID-19 ngày 4 tháng 10 năm 2021, Hà Nội, truy cập ngày 04/10/2021, tại trang web https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/ vjYyM7O9aWnX/ content/ngay-4-10-co-5-383-ca-mac-moi-covid-19-rieng-tp-hcm-la-2-490-ca.
2. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 2057/QĐ-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần trong dịch COVID-19, chủ biên, Hà Nội.
3. Thanh, N.T., Thanh, L.X.T., Thi, N.N.T. et al. (2021), "Psychosocial Impacts of COVID-19 on Healthcare Workers During the Nationwide Partial Lockdown in Vietnam in April 2020", Frontiers in psychiatry. 12.
4. Chan, A.O. và Huak, C.Y. (2004), "Psychological impact of the 2003 severe acute respiratory syndrome outbreak on health care workers in a medium size regional general hospital in Singapore", Occupational medicine. 54(3), tr. 190-196.
5. Conversano, C., Marchi, L. và Miniati, M. (2020), "Psychological distress among healthcare professionals involved in the covid-19 emergency: vulnerability and resilience factors", Clinical Neuropsychiatry. 17(2).
6. Lovibond, S. và Lovibond, P. (1995), "Manual for the depression anxiety stress scales. 2nd edn. Sydney: Psychology Foundation, 1995", Google Scholar, tr. 4-42.
7. Nhan, N., Dinh, L.D., Colebunders, R. et al. (2021), "Stress and associated factors among frontline healthcare workers in the COVID-19 epicenter of Da Nang city, Vietnam", Research Square(Version 1), tr. 1-12.
8. Yan, H., Ding, Y. và Guo, W. (2021), "Mental Health of Medical Staff During the Coronavirus Disease 2019 Pandemic: A Systematic Review and Meta-Analysis", Psychosomatic Medicine. 83(4), tr. 387-396.