CẮT XƠ RỐN GAN RỘNG RÃI TRONG PHẪU THUẬT KASAI ĐIỀU TRỊ TEO ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

Huy Toàn Nguyễn 1,, Duy Hiền Phạm 2, Tiến Tùng Vũ 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình
2 Bệnh viện Nhi trung ương
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Kasai có cắt xơ rốn gan rộng rãi trong điều trị teo đường mật bẩm sinh tại bệnh viện nhi Trung Ương giai đoạn 2016-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca bệnh bao gồm 172 bệnh nhân được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh, được điều trị bằng phẫu thuật Kasai có cắt xơ rốn gan rộng rãi tại bệnh viện Nhi trung ương từ 01/2016 đến 12/2020. Các tiêu chuẩn nghiên cứu bao gồm các đánh giá chi tiết phẫu thuật, các biến chứng sau mổ, tỷ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan. Kết quả: Thời gian mổ trung bình là 152.1 ± 28.9 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 11,4 ± 2,69 ngày. Đánh giá tại thời điểm ra viện kết quả tốt chiếm 77,3%, kết quả trung bình chiếm 22,1%. Các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng đường mật, suy gan sau mổ, rối loạn điện giải. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu có 57,6% bệnh nhân dẫn lưu mật thành công. 23 bệnh nhân tử vong với thời gian theo dõi trung bình là 13,9 ± 13,6 tháng. Tuổi, bilirubin toàn phần trước mổ là những yếu tố liên quan đến kết quả cũng như tỷ lệ sống. Phân tích mối liên quan giữa chỉ số PELD và APRi tại thời điểm trước và sau mổ 6 tháng với tỷ lệ sống cho thấy mối liên quan mật thiết với p<0,05.Kết luận: Điều trị teo đường mật bẩm sinh bằng phẫu thuật Kasai có cắt xơ rốn gan rộng rãi mang lại kết quả dẫn lưu mật khả quan sau mổ với tỷ lệ bệnh đạt kết quả tốt cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Liêm. Teo đường mật bẩm sinh: Nhà xuất bản Y học; 2000.
2. Nio M, Ohi R. Historical Overview of Biliary Atresia. Introduction to Biliary Atresia: Springer; 2021. p.1-6.
3. Scottoni F, Davenport M. Biliary atresia: Potential for a new decade. Seminars in Pediatric Surgery: Elsevier; 2020. p.150940.
4. Davenport M. Biliary atresia: clinical aspects. Seminars in pediatric surgery: Elsevier; 2012. p.175-84.
5. Lampela H, Kosola S, Heikkilä P, Lohi J, Jalanko H, Pakarinen MP. Native liver histology after successful portoenterostomy in biliary atresia. Journal of clinical gastroenterology 2014;48:721-8.
6. Shneider BL, Brown MB, Haber B, Whitington PF, Schwarz K, Squires R, et al. A multicenter study of the outcome of biliary atresia in the United States, 1997 to 2000. The Journal of pediatrics 2006;148:467-74. e1.
7. Serinet M-O, Wildhaber BE, Broué P, Lachaux A, Sarles J, Jacquemin E, et al. Impact of age at Kasai operation on its results in late childhood and adolescence: a rational basis for biliary atresia screening. Pediatrics 2009;123:1280-6.
8. De Vries W, De Langen ZJ, Groen H, Scheenstra R, Peeters PM, Hulscher JB, et al. Biliary atresia in the Netherlands: outcome of patients diagnosed between 1987 and 2008. The Journal of pediatrics 2012;160:638-44.