KẾT QUẢ PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN K

Huy Phan Nguyễn 1,, Quốc Duy Ngô 2, Xuân Quý Ngô 2, Chính Đại Lê 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật ung thư tuyến nước bọt chính tại bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 66bệnh nhân (BN) ung thưtuyến nước bọt chính được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại bệnh viện K trong thời gian từ T1/2016– T12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình 50,3; nam/ nữ: 1,06/1; phát hiện u tại tuyến hay gặp nhất 86,4%; phần trăm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi: 77,3%/16,7%/6%; một u 98,5%; kích thước 2-4cm 54,5%; mật độ chắc 90,9%; giảm âm 86,4%; mô bệnh học: ung thư biểu mô biểu bì nhầy 40,1% ung thư dạng tuyến nang 15,2%; 100% cắt toàn bộ tuyến; vét hạch cổ 39,4%; liệt mặt sau mổ 31,4%; hội chứng Frey 13,7%; biến chứng khác <5%; sau 6 tháng 43,8% trường hợp liệt mặt có hồi phục. Kết luận: Ung thư tuyến nước bọt thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, phát hiện chủ yếu qua biểu hiện sờ thấy u, mô bệnh học đa dạng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, bên cạnh đảm bảo diện cắt, bảo tồn thần kinh là một mối quan tâm hàng đầu, có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của BN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. L. V. Quảng (2020). Ung thư đầu cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. C. H. Terhaard, H. Lubsen, C. R. Rasch và cộng sự (2005). The role of radiotherapy in the treatment of malignant salivary gland tumors. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 61(1), 103-111.
3. W. M. Mendenhall, C. G. Morris, R. J. Amdur và cộng sự (2005). Radiotherapy alone or combined with surgery for salivary gland carcinoma. Cancer, 103(12), 2544-2550.
4. H. T. V. Thanh (2001). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật của u tuyến nước bọt mang tai ở bệnh viện K từ 1996-2001. Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội,
5. D. Lombardi, M. McGurk, V. Vander Poorten và cộng sự (2017). Surgical treatment of salivary malignant tumors. Oral Oncol, 65, 102-113.
6. E. R. Carlson và T. Schlieve (2019). Salivary Gland Malignancies. Oral Maxillofac Surg Clin North Am, 31(1), 125-144.
7. M. Stenner, C. Molls, J. C. Luers và cộng sự (2012). Occurrence of lymph node metastasis in early-stage parotid gland cancer. Eur Arch Otorhinolaryngol, 269(2), 643-648.
8. Đ. X. Thành (2013). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai. Luận án tiến sĩ,
9. H. A. Linder T.E, Schmid S (1997). Frey's syndrome after parotidectomy: a restrospective and prospective analysis. Laaryngoscope, (107), 135-164.