ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Văn Thắng Võ 1,2,, Nữ Hồng Đức Võ 1, Thanh Bảo Yến Lương 1,3, Thị Cúc Vũ 1, Phúc Thành Nhân Nguyễn3
1 Trường Đại học Y Dược Huế
2 Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng
3 Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng chức năng, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019 trên 932 người từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống trên 3 vùng sinh thái thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng hình thức phỏng vấn. Kết quả: 932 người cao tuổi từ 60 trở lên với độ tuổi trung bình là 72,71 ± 6,64. 29,1% người cao tuổi  gặp các vấn đề về suy giảm nhận thức, Chức năng thị giác (nhìn), thính giác (nghe) càng suy giảm ở độ tuổi càng cao. Tăng huyết áp và các bệnh về cơ xương khớp là các bệnh phổ biến nhất ở người cao tuổi. 89,2% người cao tuổi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong 3 năm gần đây, các cơ sở Y tế công lập như Bệnh viện công, trạm Y tế là các cơ sở được sử dụng nhiều. Nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà và nhu cầu tư vấn thông tin sức khỏe là 3 nhu cầu cao nhất ở người cao tuổi được phỏng vấn. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thực trạng sức khỏe cũng như suy giảm chức năng và tình trạng khuyết tật (ghi nhớ, nhìn, nghe và đi lại) ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng có nhu cầu khá cao về chăm sóc sức khỏe với xu hướng già hóa dân số hiện nay. Nhu cầu chăm sóc phù hợp với bối cảnh văn hóa, nên được quan tâm hơn, về chính sách cho người cao tuổi ở Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Duy Luật, Hoàng Văn Tân (2013), “Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội”, Tạp chí y học dự phòng. 7, tr.143.
2. Burman J., et al (2019), "Assessment of Poor Functional Status and its Predictors among the Elderly in a Rural Area of West Bengal", J Midlife Health. 10(3), pp. 123-130
3. Ji Y., et al (2015), "Prevalence of dementia and main subtypes in rural northern China", Dementia and geriatric cognitive disorders. 39(5-6), pp. 294-302.
4. Bang, K. S., Tak, S. H., Oh, J., Yi, J., Yu, S. Y., & Trung, T. Q. (2017) “Health status and the demand for healthcare among the elderly in the rural Quoc-Oai District of Hanoi in Vietnam”, BioMed research international, 2017.
5. Langa K. M., et al (2017), "A comparison of the prevalence of dementia in the United States in 2000 and 2012", JAMA internal medicine. 177(1), pp. 51-58.
6. Storeng S. H., Sund E. R. and Krokstad S. (2018), "Factors associated with basic and instrumental activities of daily living in elderly participants of a population-based survey: the Nord-Trøndelag Health Study, Norway", BMJ Open. 8(3), p. e018942.
7. Weden, M. M., Shih, R. A., Kabeto, M. U., & Langa, K. M. (2018), “Secular trends in dementia and cognitive impairment of US rural and urban older adults”, American journal of preventive medicine. 54(2), pp. 164-172.
8. WHO (2000), WHO Regional Office for the Western Pacific Regional guidelines for developing a healthy cities project, WHO Regional Office for the Western Pacific, Manila