KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH XOANG HANG CHẤN THƯƠNG BẰNG VÒNG XOẮN KIM LOẠI: NGHIÊN CỨU 74 TRƯỜNG HỢP

Minh Hoàng Trần 1, Văn Phước Lê 2, Huỳnh Nhật Tuấn Nguyễn 2, Phương Thảo Nghiêm 3, Văn Khoa Lê 2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, đặc điểm chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp nội mạch trên bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang chấn thương (RĐMCXHCT). Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu loạt ca, hồi cứu bệnh án của 74 bệnh nhân RĐMCXHCT được điều trị bằng can thiệp nội mạch (CTNM) dùng vòng xoắn kim loại tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2021. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá bằng các biến số: tắc hoàn toàn, tắc bán phần, cải thiệm lâm sàng, bảo tồn động mạch cảnh, biến chứng thủ thuật, tái phát trong 3 tháng theo dõi sau can thiệp. Kết quả: bệnh nhân (BN) có cải thiên lâm sàng đạt được 73/74 BN (98,6%), trong đó tắc hoàn toàn 67 BN, tắc bán phần 6 BN và ca thất bại điều trị 1 BN. Bảo tồn được động mạch cảnh là 69/74 BN (93,2%). Biến chứng liên quan thủ thuật với 2 BN thiếu máu não thoáng qua, 1 BN có hình ảnh xâm nhập coil vào lòng động mạch cảnh và 1 BN yếu nửa người bên trái. Không có trường hợp nào tái phát hay tử vong trong 3 tháng theo dõi sau can thiệp. Kết luận: Can thiệp nội mạch dùng vòng xoắn kim loại là một phương pháp an toàn và hiệu quả cao để điều trị RĐMCXHCT. Phương pháp này tăng khả năng bảo tồn động mạch cảnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arifin M.T., Akbar M.A., Illyasa W., et al. (2020) "Neuro-endovascular intervention in traumatic carotico-cavernous fistulae: a single-center experience". International Journal of General Medicine, 13, 917.
2. Barker D.W., Jungreis C., Horton J., et al. (1993) "Balloon test occlusion of the internal carotid artery: change in stump pressure over 15 minutes and its correlation with xenon CT cerebral blood flow". American journal of neuroradiology, 14 (3), 587-590.
3. Barrow D.L., Spector R.H., Braun I.F., et al. (1985) "Classification and treatment of spontaneous carotid-cavernous sinus fistulas". Journal of neurosurgery, 62 (2), 248-256.
4. Chi C.T., Nguyen D., Duc V.T., et al. (2014) "Direct traumatic carotid cavernous fistula: angiographic classification and treatment strategies study of 172 cases". Interventional Neuroradiology, 20 (4), 461-475.
5. De Renzis A., Nappini S., Consoli A., et al. (2013) "Balloon-Assisted Coiling of the Cavernous Sinus to Treat Direct Carotid Cavernous Fistula: A Single Center Experience of 13 Consecutive Patients". Interventional Neuroradiology, 19 (3), 344-352.
6. Du B., Zhang M., Wang Y., et al. (2016) "A retrospective analysis of 38 carotid cavernous fistula patients treated with balloon-assisted endovascular fistula embolization through simultaneous transarterial and transvenous approaches". Int J Clin Exp Med, 9 (10), 19399-19407.
7. Gao B.-L., Wang Z.-L., Li T.-X., et al. (2018) "Recurrence risk factors in detachable balloon embolization of traumatic direct carotid cavernous fistulas in 188 patients". Journal of neurointerventional surgery, 10 (7), 704-707.
8. Han M.H. (2003) "Endovascular Treatment in Direct Carotid Cavernous Fistula". Interventional Neuroradiology, 9 (2_suppl), 55-62.
9. Korkmazer B., Kocak B., Tureci E., et al. (2013) "Endovascular treatment of carotid cavernous sinus fistula: a systematic review". World journal of radiology, 5 (4), 143.