ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thị Lệ Mỹ Nguyễn 1,, Thị Việt Hà Đặng 1,2, Gia Tuyển Đỗ 1,2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Tt Thận – tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân viêm thận Lupus và tìm hiểu mối liên quan giữa tăng acid uric máu và một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 117 bệnh nhân viêm thận lupus điều trị tại Trung tâm Thận – Tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2020 đến 08/2021. Kết quả: 117 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 34.6 ± 1.11, với tỷ lệ nam/nữ là 1/9.64 và 35.9% bệnh nhân phát hiện bệnh trong 1 tháng. Tỷ lệ tăng acid uric máu chiếm 75.2%, nồng độ trung bình là 463.60 ± 1.03. Tỷ lệ tăng acid uric ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0.01) nhưng nồng độ acid uric ở 2 giới thì không có sự khác biệt (p>0.05). Các triệu chứng như tràn dịch màng tim (57.7%), tăng huyết áp (56.4%), hội chứng thận hư (57.3%), thiếu máu (87.2%) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tăng acid uric và không tăng acid uric (p<0.05). Trên sinh thiết thận ở 46 bệnh nhân, tỷ lệ class III, IV là 30.6%, 61.1%, nồng độ acid uric trung bình: 415.18±102.025 và 503.76±105.190, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.019. Acid uric có mối tương quan thuận với chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương, áp lực động mạch phổi, creatinine máu, ferritin, anti-ANA, protein niệu với r = 0.188; 0.210; 0.242, 0.476; 0.265; 0.206; 0.226 (p<0.05) và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận, pH niệu, hemoglobin, protein, C3 với r = -0.457; -0.241; -0.204, -0.261, -0.331 (p<0.05). Acid uric và mức độ hoạt động bệnh dựa trên thang điểm SLEDAI có mối tương quan thuận với với với hệ số tương quan r =0,388 (p<0,001). Nồng độ acid uric ở những bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi >40mmHg cao hơn không có tăng ALĐMP là 560.1±173.03; 464.3 ±131.31 với p<0.05. Kết luận: Tăng acid uric gặp ở 75.2% bệnh nhân viêm thận lupus, dự báo tiến triển xấu của viêm thận lupus và các biến chứng của bệnh (mức MLCT thấp hơn, thiếu máu hơn, huyết áp tăng, mức độ hoạt động bệnh SLEDAI cao hơn…). Việc giữ nồng độ acid uric thấp được khuyến cáo giúp tránh các biến chứng trong viêm thận lupus và nồng độ acid uric huyết thanh nên được áp dụng trong thực hành y tế khi đánh giá bệnh nhân VTL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elera-Fitzcarrald C., Reátegui-Sokolova C., Gamboa-Cardenas R.V. và cộng sự. (2020). Serum uric acid is associated with damage in patients with systemic lupus erythematosus. Lupus Sci Med, 7(1).
2. Okba A.M., Amin M.M., và Reyad M.A.E.-D.& M.A. (2019). Hyperuricemia as an independent predictor and prognostic factor in the development of lupus nephritis. Int J Clin Rheumatol, 14(3), 91.
3. Yang Z., Liang Y., Xi W. và cộng sự. (2011). Association of serum uric acid with lupus nephritis in systemic lupus erythematosus. Rheumatol Int, 31(6), 743–748.
4. Tsumuraya Y., Hirayama T., Tozuka E. và cộng sự. (2015). Impact of hyperuricaemia on the chronic kidney disease-associated risk factors in a community-based population. Nephrol Carlton Vic, 20(6), 399–404.
5. Liu S., Gong Y., Ren H. và cộng sự. (2017). The prevalence, subtypes and associated factors of hyperuricemia in lupus nephritis patients at chronic kidney disease stages 1–3. Oncotarget, 8(34), 57099–57108.
6. Chizyński K. và Rózycka M. (2005). [Hyperuricemia]. Pol Merkur Lek Organ Pol Tow Lek, 19 (113), 693–696.
7. Nghiêm Trung Dũng (2018). Nghiên cứu đánh giá mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học và tính đa hình thái gen STAT4; IRF5; CDKN1A trong viêm thận lupus. Luận Văn Y Học, , accessed: 04/10/2021.
8. Kim K.-J., Baek I.-W., Park Y.-J. và cộng sự. (2015). High levels of uric acid in systemic lupus erythematosus is associated with pulmonary hypertension. Int J Rheum Dis, 18(5), 524–532.