PHÂN TÍCH CHI PHÍ PHẪU THUẬT Ổ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH VÀ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY THEO QUAN ĐIỂM NGƯỜI CHI TRẢ NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật (PT) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong đó PT ổ bụng là một trong những quy trình ngoại khoa phổ biến. Chi phí (CP) cho PT dần trở thành gánh nặng cho ngân sách y tế, trong đó CP dành cho PT ổ bụng chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt là đối với các quốc gia có nguồn ngân sách y tế hạn hẹp như Việt Nam. Nghiên cứu phân tích CP PT ổ bụng được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh – cơ sở 1 (BV ĐHYD HCM) và bệnh viện Chợ Rẫy (BV CR) với thiết kế mô tả cắt ngang trên mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ người bệnh PT ổ bụng thỏa tiêu chí chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2020 – 03/2021. CP được đánh giá trên quan điểm của người chi trả bao gồm CP trực tiếp y tế, CP trực tiếp ngoài y tế và CP gián tiếp. Dữ liệu CP được thu thập dựa trên phiếu thanh toán CP khám chữa bệnh, bảng kê CP, phiếu khảo sát thông tin bệnh nhân PT ổ bụng. Nghiên cứu trên 201 người bệnh PT ổ bụng tại BV ĐHYD HCM và BV CR ghi nhận tổng CP PT có giá trị trung vị 31,19 triệu VNĐ (IQR: 23,92 triệu – 45,63 triệu VNĐ), trong đó CP trực tiếp y tế chiếm ưu thế với giá trị trung vị 25,83 triệu VNĐ (IQR: 20,52 triệu - 39,22 triệu VNĐ), CP trực tiếp ngoài y tế - 1,03 triệu VNĐ (IQR: 0,62 triệu – 1,84 triệu VNĐ), CP gián tiếp - 2,27 triệu VNĐ (IQR: 1,31 triệu – 4,09 triệu VNĐ). Nghiên cứu ghi nhận CP chi trả bởi người bệnh cao hơn CP chi trả bởi BHYT (70,23% so với 29,77%, tương ứng). Nghiên cứu các yếu tố liên quan nhằm dự báo CP PT và nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến dưới cần được thực hiện trong tương lai nhằm hoàn thiện bức tranh đầy đủ về CP PT tạo cơ sở đề xuất các giải pháp giảm thiểu gánh nặng kinh tế của can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phân tích CP, CP PT, PT ổ bụng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hữu Từ (2019), "Phân tích chi phí điều trị viêm ruột thừa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc", Tạp chí Y học Việt Nam. 479, pp. 212-216.
3. Nguyễn Toàn Thắng (2016), "Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng và tác dụng không mong muốn của Fentanyl, Morphin, Morphin-Ketamin tĩnh mạch theo phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát", Đại học Y Hà Nội.
4. Tổng cục Thống kê (2020), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Trần Anh Vũ (2020), "Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trước phẫu thuật ở bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện TW Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học & Công nghệ ĐHTN. 225, pp. 66 - 71.
6. Trần Quốc Cường (2015), Nghiên cứu chi phí điều trị của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.
7. Koh F. H. et al. (2013), "Laparoscopic versus an open colectomy in an emergency setting: A case-controlled study", Annals of Coloproctology. 29 (1), pp. 12-16.