ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ NÃO, MẠCH MÁU NÃO TRÊN ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Cộng hưởng từ 3.0 tesla sọ não có khả năng phát hiện những bất thường trong nhu mô cũng như mạch máu não như: u não, teo não, thoái hóa chất trắng, nhồi máu não, phình động mạch não, dị dạng động tĩnh mạch não, hẹp, tắc mạn tính mạch máu não... ngay từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Chính vì vậy, rất có ý nghĩa trong điều trị dự phòng đột quỵ. Chúng tôi tiến hành khảo sát hình ảnh cộng hưởng từ 3.0 tesla sọ não, mạch máu não trên 184 người khỏe mạnh khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Mục tiêu: Xác định những bệnh lý não và mạch máu não được phát hiện ngẫu nhiên trên hình ảnh cộng hưởng từ sọ não (MRI). Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên đối tượng 184 người đến khám sức khỏe định kỳ được chụp MRI 3.0 tesla sọ não và mạch mạch máu não. Kết quả: Tỷ lệ những bệnh lý được phát hiện ngẫu nhiên trên MRI sọ não 3.0T là 9,7%. Trong đó nhồi máu não cũ 1 người (0,5%); phình mạch não 4 người (2,2%); u nang màng nhện 01 người (0,5%); thoái hóa chất trắng 11 người (chiếm 5,9%), hẹp mạch máu não 01 người (0,5%). Kết luận: Phát hiện ngẫu nhiên trên cộng hưởng từ sọ não 3.0T các trường hợp phình mạch não, hẹp động mạch não, nhồi máu não không triệu chứng… những phát hiện nàyrất có ý nghĩa trong điều trị dự phòng đột quỵ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não không triệu chứng, phình mạch não
Tài liệu tham khảo
2. Illes, J., Kirschen, M. P., Karetsky., (2004), Discovery and disclosure of incidental findings in neuroimaging research”,Journal of Magnetic Resonance Imaging, 20(5), pp.743–747.
3. Gur R.E., Kaltman D., Melhem E.R., (2013), “ Incidental Findings in Youths Volunteering for Brain MRI Research”, American Journal of Neuroradiology, 34 (10), pp. 2012-5
4. Håberg, (2016), “Incidental Intracranial Findings and Their Clinical Impact; The HUNT MRI Study in a General Population of 1006 Participants between 50-66 Years”, iMedPub Journals
5. Robinson RG, (1971), “Congenital cysts of the brain: arachnoid malformations”, Prog Neurol Surg; 4, pp.133-174
6. Kim BS, Illes J, Kaplan RT., (2002), “Incidental findings on pediatric MR images of the brain”, AJNR Am J Neuroradiol, 23, pp.1674–77
7. Rinkel., (1998), “Prevalence and risk of rupture of intracranial aneurysms: a systematic re-view”, Stroke, 29, pp.251-6
8. Yue NC, Longstreth WT Jr, Elster AD., (1997) “Clinically serious abnormalities found incidentally at MR imaging of the brain”, data from the Cardiovascular Health Study. Radiology, 202, pp. 41-6.