ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VỚI HÌNH ẢNH NỘI SOI VIÊM TAI GIỮA CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN E TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2019 – 2020

Như Đua Nguyễn 1,, Thị Hồng Hoa Đoàn 1, Thị Thu Hương Trương 2, Duy Vũ Bùi 3
1 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
2 Bệnh viên E Trung Ương
3 Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tai giữa cấp (VTGC) là tình trạng nhiễm trùng, ứ đọng dịch trong tai giữa. Bệnh thường khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn, với các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi liên quan với nhau. Mục tiêu: Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với hình ảnh nội soi viêm tai giữa cấp ở trẻ em tại Bệnh viện E trong giai đoạn 2019 - 2020. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 40 bệnh nhân dưới 16 tuổi, được chẩn đoán VTGC, được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện E từ tháng 9/2019 đến 4/2020. Kết quả và bàn luận: Sốt nhẹ: 37,5%, sốt vừa: 20%, sốt cao: 22,5%; Đau tai nhẹ chiếm 40%, đau tai nhiều 25%; Không chảy tai 77,5%, chảy tai chiếm 22,5%; Màng nhĩ sung huyết chiếm 35%, màng nhĩ phồng ứ mủ 42,5%, màng nhĩ thủng 22,5%.  Kết luận: Kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng với hình ảnh nội soi giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn của viêm tai giữa cấp từ đó đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể và phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amina Danishyar, John V. Ashurst: Acute Otitis Media. StatPearls Publishing LLC. (2021)
2. Robert M Siegel, James P Bien: Acute otitis media in children: A continuing story. Pediatrics in Review; Vol.25 No.6; 25(6):187-93 (2004).
3. Helen Atkinson, Sebastian Wallis et al: Acute otitis media. Postgraduate Medicine; 127(4): 386–390 (2015).
4. Shaikh, N. et al. Responsiveness and construct validity of a symptom scale for acute otitis media. Pediatr. Infect. Dis. J. 28, 9–12 (2009).
5. Rothman, R., Owens, T. & Simel, D. L. Does this child have acute otitis media? JAMA 289, 1633–1640 (2003).
6. Niemela M, Uhari M et al: Lack of specific symptomatology in children with acute otitis media. The padiatric infectious disease journal; 13(9):765-768 (1994).
7. Staphen Berman: Management of acute and chronic otitis media in pediatric practice. Current opinion in pediatrics; 7(5):513-22 (1995).
8. Kay, D. J., Nelson, M. & Rosenfeld, R. M. Meta-analysis of tympanostomy tube sequelae. Otolaryngol. Head Neck Surg. 124, 374–380 (2001).
9. Ah Tye, C., Paradise, J. L. & Colborn, D. K. Otorrhea in young children after tympanostomy-tube placement for persistent middle-ear effusion: prevalence, incidence, and duration. Pediatrics 107, 1251–1258 (2001).