TẦN SUẤT SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quốc Huy Trần 1, Ngọc Bích Nguyễn 1, Duy Tân Đoàn 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thức ăn nhanh ngày nay phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và được người dân yêu thích sử dụng, trong đó có Việt Nam. Sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên mất kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Mục tiêu: Xác định tần suất sử dụng thức ăn nhanh và các yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học phổ thông (THPT) Hùng Vương năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 420 học sinh trường THPT Hùng Vương, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM) năm 2021. Kết quả: Tần suất sử dụng thức ăn nhanh 1-3 lần/tháng của học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%. Tỉ lệ thừa cân ở học sinh THPT chiếm 15,7%, tỉ lệ béo phì chiếm 4,3%. Gà rán và khoai tây chiên là hai loại thức ăn nhanh sử dụng phổ biến nhất với tỉ lệ lần lượt là 81,1% và 69,2%. Thương hiệu thức ăn nhanh được sử dụng nhiều nhất là KFC với 70,6%. Lý do sử dụng thức ăn nhanh phổ biến nhất là hương vị chiếm 85%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tần suất sử dụng thức ăn nhanh với tần suất sử dụng bữa cơm gia đình (p<0,001) và yếu tố cha/mẹ sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên (p<0,05). Kết luận: Để giảm tần suất sử dụng thức ăn nhanh của con cái, gia đình nên chủ động chuẩn bị và sử dụng bữa cơm gia đình cùng nhau, đồng thời phụ huynh nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Thị Trúc Ly (2017) Tần suất sử dụng thức ăn nhanh và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THCS Lý Tự Trọng, Quận Gò Vấp, TP.HCM năm 2017, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng
2. Nguyễn Thanh Long Sơn (2018) Tỉ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng
3. Sở Y tế Hà Nam (2021), 13 lý do nên từ chối thức ăn nhanh, https://syt.hanam.gov.vn/ Pages/13-ly-do-nen-tu-choi-thuc-an-nhanh.aspx, Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2021.
4. Amare Tariku, Solomon Mekonnen Abebe (2018) "Overweight/obesity among school aged children in Bahir Dar City: cross sectional study". Italian journal of pediatrics, 44, (1), 17.
5. Foad Alimoradi, Parisa Jandaghi, Adeleh Khodabakhshi, Maryam Javadi, Seyed Amir Hossein Zehni Moghadam (2017) "Breakfast and fast food eating behavior in relation to socio-demographic differences among school adolescents in Sanandaj Province, Iran". Electronic physician, 9, (6), 4510.
6. Nitin Joseph, Maria Nelliyanil, et al (2015) "Fast food consumption pattern and its association with overweight among high school boys in Mangalore city of southern India". Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 9, (5), LC13.
7. Supa Pengpid, Karl Peltzer (2017) "The prevalence of underweight, overweight/obesity and their related lifestyle factors in Indonesia, 2014–2015". AIMS Public Health, 4, (6), 633.
8. Kathryn Walton, Nicholas J Horton, Sheryl L Rifas-Shiman, et al. (2018) "Exploring the role of family functioning in the association between frequency of family dinners and dietary intake among adolescents and young adults". JAMA network open, 1, (7), e185217-e185217.