KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS VỀ TRẦM CẢM TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH THÁI BÌNH

Văn Mạnh Ngô 1,, Đức Cường Lê 1, Thị Huyền Diệu Bùi 1, Thị Quỳnh Trang Vũ 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức của người nhiễm HIV/AIDS về trầm cảm tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình năm 2019. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân HIV/AIDS người lớn  ≥ 18 tuổi đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng được nghe ít nhất 1 lần về bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ khá cao (92,8%); 36,5% số đối tượng nghiên cứu biết được từ 4/6 biểu hiện của cả 2 giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh; Chỉ có 31,6% người bệnh kể được 2-3 trong số 3 nhóm nguyên nhân chính; Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về trầm cảm chiếm tỷ lệ 69,7%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. BMJ Publishing Group (2018), Tổng quan về HIV, BMJ Best Practice.
2. Maria Giulia Nanni và các cộng sự (2015), "Depression in HIV infected patients: a review", Current psychiatry reports. 17(1), pp. 530.
3. Jacob K Saravanan B, Jonhson S, et al. (2007), "Belief models in first episode schizophrenia in South India", Social psychiatry and psychiatric epidemiology. 42(6), pp. 446-451.
4. Cohen N. L Srinivasan J, Parikh S. V. (2003), "Patient attitudes regarding causes of depression: implications for psychoeducation", Canadian Journal of Psychiatry. 48(7), pp. 493-495.
5. Nguyễn Minh Tuấn (2002), Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.78-87.