ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LAO CỘT SỐNG CỔ ĐANG HOẠT ĐỘNG

Xuân Diễn Nguyễn1,, cộng sự và 1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật, tính an toàn và hiệu quả của lồng kéo giãn ADD khi lao cột sống cổ đang hoạt động. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân lao cột sống cổ có biến chứng thần kinh được phẫu thuật lối cổ trước, thời gian từ 1/2015 đến 30/9/2017. Chia thành 2 nhóm: nhóm I chỉ ghép xương mào chậu tự thân (n=15) và nhóm II phẫu thuật đặt lồng kéo giãn ADDplus (16 bệnh nhân). Theo dõi trước và sau điều trị bằng các thang điểm (VAS), JOA, NDI, góc gù, góc ưỡn cột sống cổ, và độ liền xương. Kết quả nghiên cứu: 31 bệnh nhân (24 nam và 7 nữ), tuổi TB 46,5 ± 15,92; cao nhất 78; thấp nhất 21 tuổi. Trước mổ: (VAS TB 5,39 ± 1,5 điểm; ở lần khám cuối cùng VAS là 0,14 ± 0,4 điểm; JOA trước mổ 8,48 ± 4,4 so với sau mổ 16,78 ± 0,65 (p = .000); NDI trước mổ 42,9 ± 4,0 và sau mổ 10,16 ± 5,9 (p=0,001), góc gù vùng 18,90 ± 9,40 ; góc CL 3,030 ± 9,80 (p=0,022) ở lần khám cuối cùng góc gù vùng -2,670 và CL -9,40 ; góc gù vùng ở lần khám cuối cùng so sánh giữa nhóm I (4,140 ± 12,30 ) với nhóm II (-7,00 ± 4,00 ) với p=0,015; thời gian phẫu thuật nhóm I (105,0 ± 23,4) và nhóm II(138,1 ± 40,6) phút với p=0,01. Không gặp các biến chứng lớn. Kết luận: điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ có biến chứng thần kinh có ứng dụng ADDplus bước đầu hiệu quả, không gặp biến chứng nào liên quan đến ADDplus, không bị đào thải dụng cụ, xương ghép.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. W. Koptan, Y. Elmiligui, M. Elsharkawi (2011). Single stage anterior reconstruction using titanium mesh cages in neglected kyphotic tuberculous spondylodiscitis of the cervical spine. Eur Spine J, 20(2), 308-313.
2. Hao Zeng, Yupeng Zhang, Zheng Liu, et al. (2016). The role of anterior and posterior approaches with circumferential reconstruction without any anterior instrumentation in extended multilevel cervical spinal tuberculosis. int J Clin Exp Med, 9(3), 6190-6199.
3. M. He, H. Xu, J. Zhao, Z. Wang (2014). Anterior debridement, decompression, bone grafting, and instrumentation for lower cervical spine tuberculosis. Spine J, 14(4), 619-627.
4. M. S. Moon, S. S. Kim, Y. W. Moon, et al. (2014). Surgery-related complications and sequelae in management of tuberculosis of spine. Asian Spine J, 8(4), 435-445.
5. R. Tarantino, L. Nigro, P. Donnarumma, et al. (2017). Cervical reconstruction techniques. After adequate selection of the patient report of a series of 34 patients treated with winged expandable cages. Neurosurg Rev, 40(2), 281-286.
6. L. Nigro, R. Tarantino, P. Donnarumma, et al. (2017). A case of cervical tuberculosis with severe kyphosis treated with a winged expandable cage after double corpectomy. J Spine Surg, 3(2), 304-308.
7. J. Zhang, W. S. He, C. Wang, et al. (2018). Application of vascularized fibular graft for reconstruction and stabilization of multilevel cervical tuberculosis: A case report. Medicine (Baltimore), 97(3), e9382.