HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐA MÔ THỨC TRONG CẢI TIỆN NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN

Thanh Tú Trần 1,, Minh Khuê Phạm 2, Ngọc Hải Doãn 3
1 Bệnh viện Thanh Nhàn
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
3 Viện sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một vấn đề ưu tiên tại các bệnh viện. Xây dựng và triển khai các can thiệp giúp kiểm soát NKBV đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp đa mô thức trong cải thiện nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Nghiên cứu can thiệp đánh giá trước-sau không có nhóm chứng tại bệnh viện Thanh Nhàn từ 2018 đến 2020. Can thiệp tiến hành cải thiện quy trình vệ sinh tay, quy trình thay băng vết thương và đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi. Tình trạng NKBV trước và sau can thiệp được đánh giá, thu thập thông qua biểu mẫu được thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV từ 6,0% trước can thiệp giảm còn 2,2% sau can thiệp (p<0,01), hiệu quả can thiệp đạt 63,3%. Mật độ NKBV/1000 ngày nằm viện giảm từ 5,12 xuống 2,60. Nhiễm khuẩn hô hấp trên là dạng NKBV phổ biến nhất (7/14 trường hợp, 50,0%). Mô hình hồi quy đa biến cho thấy những người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện sau can thiệp chỉ có khả năng mắc NKBV bằng 0,19 lần so với người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện giai đoạn trước can thiệp (OR=0,19, 95%CI=0,09-0,37, p<0,01). Mô hình can thiệp đã có hiệu quả giúp cải thiện tình trạng NKBV tại bệnh viện Thanh Nhàn. Việc xây dựng các chiến lược giúp cải thiện hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của mô hình là điều cần thiết và cần được nghiên cứu trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Monegro AF, Muppidi V, Regunath H. Hospital Acquired Infections. StatPearls. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing. Copyright © 2021, StatPearls Publishing LLC.; 2021.
2. Boev C, Kiss E. Hospital-Acquired Infections: Current Trends and Prevention. Critical care nursing clinics of North America. 2017;29(1):51-65.
3. Asfaw N. Knowledge and practice of nurses towards prevention of hospital acquired infections and its associated factors. International Journal of Africa Nursing Sciences. 2021;15:100333.
4. Bayleyegn B, Mehari A, Damtie D, Negash M. Knowledge, Attitude and Practice on Hospital-Acquired Infection Prevention and Associated Factors Among Healthcare Workers at University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital, Northwest Ethiopia. Infection and drug resistance. 2021;14:259-66.
5. Organization WH. Guidelines on core components of infection prevention and control programmes at the national and acute health care facility level. Geneva: World Health Organization; 2016.
6. Organization WH. Infection prevention and control assessment framework at the facility level. World Health Organization; 2018.
7. Organizationx WH. World Health Organization Guidelines on Hand Hygiene in Health Care 2009 [Available from: www.who.int/ gpsc/5may/tools/ 9789241597906/en/
8. Mathai E, Allegranzi B, Kilpatrick C, Bagheri Nejad S, Graafmans W, Pittet D. Promoting hand hygiene in healthcare through national/subnational campaigns. The Journal of hospital infection. 2011;77(4):294-8.