GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM BAP-65 VÀ DECAF TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG VÀ NHU CẦU THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TRONG ĐỢT CẤP

Văn Long Nguyễn 1,, Lam Nguyễn 2, Bá Thắng Tạ 2
1 Viện Y học cổ truyền Quân đội
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: xác định giá trị thang điểm BAP-65 và DECAF trong tiên lượng tử vong và nhu cầu thở máy ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt cấp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc trên 87 bệnh nhân được xác định chẩn đoán BPTNMT đợt cấp điều trị tại Trung tâm Nội hô hấp, bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2020 - tháng 5/2021. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, làm xét nghiệm, đánh giá các thang điểm BAP-65, DECAF tại thời điểm nhập viện. Đánh giá kết quả điều trị đợt cấp: tốt, chỉ định thở máy và tử vong. Phân tích giá trị các thang điểm trong tiên lượng tử vong và nhu cầu thở máy. Kết quả: Điểm DECAF ở ngưỡng >2 điểm có giá trị tiên lượng tử vong với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu: 89,2%, diện tích dưới đường cong ROC: 0,956 (95%CI: 0,91-1,00). Điểm BAP-65 ở ngưỡng >3 điểm có giá trị tiên lượng tử vong với độ nhạy 75%, độ đặc hiệu: 94%, diện tích dưới đường cong ROC: 0,93 (95%CI: 0,84 -1,0). Điểm DECAF ở ngưỡng >1 điểm có giá trị tiên lượng nhu cầu thở máy với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu: 80,5%, diện tích dưới đường cong ROC: 0,902 (95%CI: 0,828-0,976). Điểm BAP-65 ở ngưỡng >1 điểm có giá trị tiên lượng nhu cầu thở máy với độ nhạy 60%, độ đặc hiệu: 93,9%, diện tích dưới đường cong ROC: 0,912 (95%CI: 0,818-1,0). Kết luận: hai thang điểm DECAF và BAP-65 đều có giá trị tiên lượng tử vong và nhu cầu thở máy ở các bệnh nhân BPTNMT trong đợt cấp, nhưng thang điểm DECAF có giá trị tiên lượng cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shorr A.F., Sun X., Johannes R.S., (2011). Validation of a novel risk score for severity of illness in acute exacerbations of COPD. Chest, 140(5): 1177-1183.
2. Steer J., Gibson J., Bourke S. C. (2012). The DECAF Score: predicting hospital mortality in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Thorax, 67(11): 970-6.
3. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
4. Đào Ngọc Bằng. (2019). Nghiên cứu hiệu quả điều trị giảm thể tích phổi qua nội soi phế quản bằng van một chiều ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận án tiến sĩ, Học Viện Quân Y.
5. Steer J., Echevarria C., Heslop-Marshall K. (2016). Validation of the DECAF score to predict hospital mortality in acute exacerbations of COPD. Thorax, 71(2): 133-140.
6. Trần Văn Ngọc. (2011). Các yếu tố nguy cơ tử vong của đợt cấp copd. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 15: 8.
7. Nguyễn Hải Công, Tạ Bá Thắng, Nguyễn Huy Lực. (2021). Study on prognostic values for mortality of clinical and subclinical factors in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease. Journal of Military Pharmaco - Medicine, 2: 7.
8. Trần Văn Đồng, Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Ngọc Sơn. (2017). So sánh giá trị dự đoán sự cần thiết phải thông khí nhân tạo của bảng điểm BAP-65 và CURB-65 ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí y dược học, trường đại học y Huế, 7: 60-63.
9. Yousif M., El Wahsh R.A. (2016). Predicting in-hospital mortality in acute exacerbation of COPD: Is there a golden score? Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis, 65(3): 579-584.