ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG NICARDIPINE TIÊM VÀO ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN CÓ DÒNG CHẢY CHẬM ĐỘNG MẠCH VÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Dòng chảy chậm động mạch vành là một nguyên nhân gây đau ngực không phải hiếm gặp, hiện tượng này đặc trưng bởi sự chậm đổ đầy cản quang trên hình chụp mạch vành qua da ở những bệnh nhân không có hẹp đáng kể lòng mạch. Nicardipine là một loại thuốc theo kinh nghiệm có thể cải thiện dòng chảy nhưng chưa được đưa vào phác đồ thường quy. Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả cải thiện dòng chảy của nicardipine khi tiêm trực tiếp vào động mạch vành ở bệnh nhân có dòng chảy chậm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn là bệnh nhân có hình chụp mạch vành với dòng chảy TIMI < 3 và/hoặc CTFC ≥ 14, kèm theo không có hẹp ≥ 40% đường kính động mạch vành thượng tâm mạc. Nicardipine được sử dụng với liều 100-200 µg, ngay sau đó mạch vành được chụp lại. Tính an toàn được đánh giá bởi thay đổi mạch, huyết áp, triệu chứng trước và sau chụp. Hiệu quả cải thiện dòng chảy được đánh giá bởi thay đổi TIMI và CTFC, tốc độ hình chụp quy ước là 15 hình/giây. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 20 nam và 14 nữ, tuổi trung bình 65 ± 9, BMI trung bình là 23,2 ± 2,4, triệu chứng nhập viện chính là đau ngực (79%). Huyết áp tâm thu trước và sau dùng thuốc giảm từ 127 ± 18 xuống 116 ± 14 mmHg, huyết áp trung bình giảm từ 100 ±13 xuống 92 ± 12mmHg, không có trường hợp nào huyết áp tâm thu giảm xuống thấp hơn 90 mmHg (p <0,001), tần số tim thay đổi từ 73±12 thành 75±12 (p< 0,001). Trước dùng thuốc, dòng chảy chậm được quan sát ở 66/102 mạch máu (65%), TIMI trung bình 2,4 ± 0,5, tất cả mạch máu đạt TIMI 3 sau tiêm thuốc. CTFC cải thiện từ 26,3 ± 6,8 xuống 10,6 ± 3,7 (p<0,001). Chỉ có 2 bệnh nhân (5,9%) có triệu chứng đau ngực thoáng qua sau dùng thuốc. Liều 100 µg và 200 µg đạt hiệu quả giảm CTFC tương đương, theo thứ tự là 10,9 ±4 và 10,4 ± 3 (p=0,601). Kết luận: Nicardipine cho thấy hiệu quả cải thiện dòng chảy tốt ở bệnh nhân dòng chảy chậm mà không gây ảnh hưởng nhiều đến huyết động. Liều 100 µg cho thấy hiệu quả không kém hơn liều 200 µg trong nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dòng chảy chậm động mạch vành, nicardipine
Tài liệu tham khảo
2. Wozakowska-Kapłon B, Niedziela J, Krzyzak P, et al. Clinical manifestations of slow coronary flow from acute coronary syndrome to serious arrhythmias. Cardiol J 2009;16(5):462-8. [published Online First: 2009/09/16]
3. Tambe AA, Demany MA, Zimmerman HA, et al. Angina pectoris and slow flow velocity of dye in coronary arteries--a new angiographic finding. Am Heart J 1972;84(1):66-71. doi: 10.1016/0002-8703(72)90307-9 [published Online First: 1972/07/01]
4. Mangieri E, Macchiarelli G, Ciavolella M, et al. Slow coronary flow: clinical and histopathological features in patients with otherwise normal epicardial coronary arteries. Cathet Cardiovasc Diagn 1996;37(4):375-81. doi: 10.1002/(sici)1097-0304(199604)37:4<375::aid-ccd7>3.0.co;2-8 [published Online First: 1996/04/01]
5. Pepine CJ, Lambert CR. Cardiovascular effects of nicardipine. Angiology 1990;41(11 Pt 2):978-86. [published Online First: 1990/11/01]
6. Gibson CM, Cannon CP, Daley WL, et al. TIMI frame count: a quantitative method of assessing coronary artery flow. Circulation 1996;93(5):879-88. doi: 10.1161/01.cir.93.5.879 [published Online First: 1996/03/01]
7. Beltrame JF, Limaye SB, Horowitz JD. The coronary slow flow phenomenon--a new coronary microvascular disorder. Cardiology 2002;97(4):197-202. doi: 10.1159/000063121 [published Online First: 2002/07/30]
8. Mehta HH, Morris M, Fischman DL, et al. The Spontaneous Coronary Slow-Flow Phenomenon: Reversal by Intracoronary Nicardipine. J Invasive Cardiol 2019;31(3):42-45. [published Online First: 2018/12/18]
9. Huang Q, Zhang F, Chen S, et al. Clinical characteristics in patients with coronary slow flow phenomenon: A retrospective study. Medicine 2021;100(6)