KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẮN BÓ BỘT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Thị Thắm Nguyễn 1, Bảo Lục Nguyễn 1, Thành Toàn Võ 1,
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nắn bó bột tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 64 bệnh nhân phát hiện có gãy kín đầu dưới xương quay được điều trị kéo nắn bó bột và tái khám tại Bệnh viện Thống Nhất từ 03/2018 đến 12/2020. Kết quả:  Tất cả bệnh nhân được theo dõi và đánh giá sau bó bột 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng trên lâm sàng, 100% bệnh nhân liền xương, 53,1% bệnh nhân phục hồi giải phẫu đạt tốt và rất tốt, 73,5% bệnh nhân phục hồi chức năng đạt tốt và rất tốt. Kết luận: Điều trị gãy kín đầu dưới xương quay bằng kéo nắn bó bột vẫn cho hiệu quả điều trị phục hồi giải phẫu và chức năng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bohler L, [Nguyễn Quang Long dịch], (1985), “Gãy đầu dưới xương quay”, Kỹ thuật điều trị gãy xương, tập II, tr. 231 – 244 và tập IV, tr. 255 – 261.
2. Trần Ngọc Lĩnh (2007), “Điều trị gãy kín đầu dưới xương quay kiểu Colles bằng bột kín chức năng theo nguyên lý Sarmiento”, Luận văn bác sỹ nội trú chấn thương chỉnh hình, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Vũ Xuân Thành (2004), “Điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp ốc”, Luận văn bác sỹ nội trú chấn thương chỉnh hình, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Phan Hữu Trọng (2018), “Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nắn bó bột tại trung tâm y tế Đức Huệ - Long An”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II chấn thương chỉnh hình, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
5. Anzarut A. (2004), “Radiologic and patient – reported functional outcomes in an elderly cohort with conservatively treated distal radius fractures”, Journal of Hand Surgery, 16A, pp. 1 – 10.
6. Cohen MS., McMurtry RY., Jupiter JB, (1998), “Fracture of the distal radius, Skeletal trauma”, W.B. Saunders Company, 2nd Edition, vol.2, pp. 1383 -1417.
7. Haas JL., De la Caffiniere JY., (1985), “Fixation of distal radial fractures: intramedullary pinning versus external fixation”, Fracture of the distal radius, Lippincott Company, Philadelphia, pp. 229 – 239.
8. Jupiter JB, (1991), “Current concepts review fractures of the distal end of the radium”, Journal of Bone and Joint Surger, 73-A, pp. 461 – 469.
9. Rikli DA, Regazzoni P, (1996), “Fracture of the distal end of the radius treated by internal fixation and early function: A preliminary report of 20 cases”, Journal of Bone and Joint Surgery, 78-B, pp. 588 – 592.