ĐẶC ĐIỂM VÔI HÓA ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TRÊN HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI

Thành Đô Vũ 1,, Quốc Toản Phạm 2, Anh Tuấn Phùng 2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vôi hóa động mạch chủ bụng bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT) không tương phản ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BN BTM) giai đoạn cuối. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 89 BN BTM giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103. Nhóm chứng gồm 20 BN không có BTM. Đánh giá vôi hóa động mạch chủ bụng trên hình ảnh CLVT không tương phản bằng chỉ số vôi hóa động mạch chủ bụng ACI (Abdominal Calcification Index). Kết quả: Nghiên cứu 89 bệnh nhân, gồm 68 nam và 21 nữ với tuổi trung bình median: 36,0 (Min-max: 18-66 tuổi). Vôi hóa động mạch chủ bụng được quan sát thấy ở 67 bệnh nhân (75,3%), điểm ACI trung bình là 8,59 ± 10,92 (%). Tỷ lệ vôi hóa động mạch chủ bụng khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi. Có 3 bệnh nhân trẻ tuổi (Dưới 30) cũng đã xuất hiện vôi hóa động mạch chủ bụng; tỷ lệ này ở nhóm lớn tuổi (Trên 50) là 100%. 83,3% bệnh nhân nhóm thừa cân có vôi hóa động mạch chủ bụng. Vôi hóa động mạch chủ bụng cũng gặp nhiều nhất ở nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh thận trên 5 năm (32,8%) và có thời gian lọc máu trên 1 năm (56%). Kết luận: Vôi hóa động mạch chủ bụng là biến đổi thường gặp ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Chụp CLVT là một kỹ thuật không xâm lấn có thể phát hiện và định lượng chính xác vôi hóa mạch máu, giúp các bác sĩ đưa ra các nhận định, tiên lượng và quyết định điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rennenberg R., Kessels A., Schurgers L., et al. (2009), "Vascular calcifications as a marker of increased cardiovascular risk: A meta-analysis", Vascular Health and Risk Management 5(1), 185-197.
2. Tatami Y., Yasuda Y., Suzuki S., et al. (2015), "Impact of abdominal aortic calcification on long-term cardiovascular outcomes in patients with chronic kidney disease", Atherosclerosis, 243(2), 349-355.
3. Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thùy Dung, et al. (2021), "Long Hemodialysis Duration Predicts Delayed Graft Function in Renal Transplant Recipients From Living Donor: A Single-Center Study", Transplantation Proceedings, 53(5), 1477-1483.
4. Leow K., Szulc P., Schousboe J. T., et al. (2021), "Prognostic value of abdominal aortic calcification: a systematic review and meta‐analysis of observational studies", Journal of the American Heart Association, 10(2), e017205.
5. Verma H., Sunder S., Sharma B., et al. (2021), "Prevalence of Vascular Calcification in Chronic Kidney Disease Stage 4 and 5 Patients and its Correlation with Inflammatory Markers of Atherosclerosis", Journal of Kidney Diseases Transplantation, 32(1), 30.
6. Furusawa K., Takeshita K., Suzuki S., et al. (2019), "Assessment of abdominal aortic calcification by computed tomography for prediction of latent left ventricular stiffness and future cardiovascular risk in pre-dialysis patients with chronic kidney disease: A single center cross-sectional study", International journal of medical sciences, 16(7), 939.
7. Ter Braake A. D., Govers L. P., Peeters M. J., et al. (2021), "Low plasma magnesium concentration and future abdominal aortic calcifications in moderate chronic kidney disease", BMC Nephrology, 22(1), 1-10.
8. Goldsmith D. J., Covic A., Sambrook P. A., et al. (1997), "Vascular calcification in long-term haemodialysis patients in a single unit: A retrospective analysis", Nephron, 77(1), 37-43.