ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TẾ BÀO HỌC NIÊM DỊCH MŨI CỦA BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Văn Hoàng Lê 1,, Trần Anh Phạm 1, Trung Thọ Lê 1, Thị Bích Thủy Phạm 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tế bào học niêm dịch mũi của các bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Phương pháp: Nghiên cứu in vivo, thực hiện trên 20 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm mũi dị ứng tại phòng khám Dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Tất cả bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm tế bào học niêm dịch mũi, đánh giá đặc điểm tiêu bản dựa trên tiêu chuẩn của Jianjun Chen và cộng sự [1]. Kết quả: tỷ lệ % các nhóm tiêu bản ưa acid, hỗn hợp, trung tính, ít tế bào lần lượt là 35%, 20%, 30%, 15%. Mức độ khó chịu chung theo thang điểm VAS có sự khác biệt, trong đó điểm VAS của nhóm ưa acid (8,00±0,82) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trung tính (6,67±1,21) và ít tế bào (5,67±1,53) với giá trị p lần lượt là 0,032 và 0,004. Điểm VAS của nhóm hỗn hợp, trung tính và ít tế bào khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các giá trị p đều lớn hơn 0,05. Mức độ nặng của các triệu chứng cơ năng và tổng điểm triệu chứng cơ năng của các nhóm tiêu bản khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các giá trị p đều lớn hơn 0,05. Kết luận: Xét nghiệm tế bào học niêm dịch mũi cung cấp các thông tin về phân nhóm các bệnh nhân, có ý nghĩa về tiên lượng mức độ bệnh trong bệnh lý viêm mũi dị ứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen J., Zhou Y., Zhang L. et al. (2017), Individualized Treatment of Allergic Rhinitis According to Nasal Cytology, Allergy Asthma Immunol Res. 9(5), 403-409.
2. Bộ Y Tế (2013), Dị ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Heffler E., Landi M., Caruso C. et al. (2018), Nasal cytology: Methodology with application to clinical practice and research, Clin Exp Allergy. 48(9), 1092-1106.
4. Scadding G. K., Kariyawasam H. H., Scadding G. et al. (2017), BSACI guideline for the diagnosis and management of allergic and non-allergic rhinitis (Revised Edition 2017; First edition 2007), Clin Exp Allergy. 47(7), 856-889.
5. Bộ Y Tế (2016),Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Giải phẫu bệnh, Tế bào học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Kaya D., Demirezen S. ,Beksaç M. S. (2012), The presence of eosinophil leucocytes in cervicovaginal smears with Actinomyces-like organisms: Light microscopic examination, J Cytol. 29(4), 226-9.
7. Berkiten G., Aydoğdu I., Kumral T. L. et al. (2018), Nasal eosinophilia in nasal smears of patients with persistent and intermittent allergic rhinitis, J Laryngol Otol. 132(11), 1018-1021.
8. Ciprandi G., Buscaglia S., Pesce G. et al. (1995), Minimal persistent inflammation is present at mucosal level in patients with asymptomatic rhinitis and mite allergy, J Allergy Clin Immunol. 96(6 Pt 1), 971-9.
9. Wang D. Y. (2005), Risk factors of allergic rhinitis: genetic or environmental?, Ther Clin Risk Manag. 1(2), 115-23.