PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN CỦA NGƯỜI BỆNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HEN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRÊN QUAN ĐIỂM NGƯỜI CHI TRẢ

Thị Xuân Liễu Nguyễn 1, Đỗ Thành Đạt Lê 2, Quốc Dũng Phạm 3, Thị Thu Thủy Nguyễn 2,
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Đại học Y Dược TP HCM
3 Bệnh viện Quận 11

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hen phế quản (HPQ) với tính chất mạn tính có thời gian điều trị kéo dài và nhiều biến chứng nặng nề là gánh nặng kinh tế tương đối lớn cho người bệnh (NB), gia đình và xã hội. Đơn vị quản lý hen và COPD ngoại trú (ACOCU) áp dụng tại bệnh viện Quận 11 từ năm 2017 đã được chứng minh nâng cao hiệu quả kiểm soát tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá lợi ích của chương trình quản lý hen ngoại trú (QLHNT) ở khía cạnh chi phí, đặc biệt trên NB HPQ. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi về chi phí điều trị HPQ qua hai năm NB tham gia chương trình QLHNT tại bệnh viện Quận 11. Nghiên cứu mô tả cắt ngang chi phí điều trị dựa trên dữ liệu hồi cứu hồ sơ bệnh án và dữ liệu thanh toán khám chữa bệnh của NB HPQ từ 16 tuổi trở lên tham gia khám, điều trị liên tục hai năm tại bệnh viện Quận 11 trong giai đoạn 2017-2020 (đối với chi phí trực tiếp y tế); và dựa trên phỏng vấn trực tiếp NB đến điều trị hen suyễn ngoại trú tại bệnh viện Quận 11 từ tháng 02/2021 đến tháng 05/2021 (đối với chi phí trực tiếp ngoài y tế và gián tiếp). Tất cả chi phí thu thập được sẽ được quy đổi về năm 2020 sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 232 NB cho dữ liệu hồi cứu và 159 NB cho dữ liệu phỏng vấn, nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tổng chi phí điều trị HPQ trung bình trên một NB ở năm thứ nhất (8.066.051 VNĐ; 95% KTC: 7.338.823 – 8.793.279 VNĐ) so với năm thứ hai (6.324.916 VNĐ; 95% KTC: 5.638.181 – 7.011.651 VNĐ) với p<0,05. Trong cấu trúc tổng chi phí, chi phí trực tiếp y tế chiếm tỷ lệ cao nhất và dao động từ 67,41% đến 73,84%; trong đó chi phí thuốc luôn dẫn đầu (79%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. https://www.who.int/vietnam/vi/news/feature-stories/detail/ten-threats-to-global-health-in-2019 truy cập 01/10/2021
2. Global initiative for asthma (GINA) (2015), Definitison, description and diagnosis of asthma, Global strategy for asthma management and prevention.
3. Sauni Riitta, Panu Oksa (2003), Increased risk of asthma among Finnish construction workers, Occupational Medecine 53(8), 527-531.
4. S.K. Chhabra (2007), Assessment of Control in Asthma: Current Scenario and Instruments for Measurement, Indian J Chest Dis Allied Sci 2007; 49: 5-7
5. Võ Thị Rĩ, Phạm Anh Tuấn (2018), Tình hình bệnh tật và hiệu quả quản lý bệnh nhân hen/ COPD đến khám tại phòng khám hô hấp bệnh viện Quận 11, Hội nghị Khoa học kỹ thuật lần I – Bệnh viện Quận 11, trang 45 - 50.
6. Nguyễn Thanh Bình (2020), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản Y học.
7. Nguyễn Thị Thu Thủy (2020), Kinh tế dược trong thực hành lâm sàng, nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
8. Cisternas MG, Blanc PD, Yen IH, Katz PP, Earnest G, Eisner MD, Shiboski S, Yelin EH. A comprehensive study of the direct and indirect costs of adult asthma. J Allergy Clin Immunol. 2003 Jun;111(6):1212-8.