KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT KHÂU THÌ ĐẦU ĐIỀU TRỊ THỦNG THỰC QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thủng thực quản là một cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao. Lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân còn nhiều tranh luận. Hiện nay, khâu thì đầu dần được xem là một phương pháp điều trị hợp lý do tỉ lệ thành công cao, ngay cả trong những trường hợp thủng thực quản đến trễ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của điều trị khâu thì đầu trong thủng thực quản trong 5 năm gần đây tại bệnh viện Bình Dân. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca thủng thực quản được điều trị khâu thực quản thì đầu tại bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian 5 năm từ 2015 đến 2020. Kết quả: Có 24 bệnh nhân được khâu thực quản thì đầu, gồm 10 ca thủng thực quản ở cổ (42%), 10 ca ở ngực (42%) và 4 ca ở bụng (16%). Khâu thì đầu có tỉ lệ thành công chung là 88%. Tỉ lệ rò miệng khâu là 8 ca (33%), trong đó phải mổ lại 3 ca (12%). Không có ca nào tử vong. Kết luận: Chẩn đoán thủng thực quản còn nhiều thách thức, cần chẩn đoán sớm để giảm tỉ lệ tử vong. Khâu thì đầu là một lựa chọn tốt cho thủng thực quản, có tỉ lệ thành công cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khâu thì đầu, thủng thực quản
Tài liệu tham khảo
2. Lê Quang Nhân (2015) "Nội soi khâu kín lỗ thủng thực quản bằng over-the-scope clip: một ca lâm sàng". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19, tr. 39-42.
3. Nguyễn Công Minh (2013) "Hội chứng Boerhaave hay Hội chứng vỡ thực quản do nôn ói mạnh tại bệnh viên Chợ Rẫy và Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương trong 14 năm (1999-2012)". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17, tr. 44-52.
4. Vũ Hữu Vĩnh, Nguyễn Viết Đăng Quang, Lê Việt Anh (2016) "Xử trí khâu thì đầu tổn thương thủng thực quản". Tạp chí Y - Dược học Quân sự, 8, tr. 150-155.
5. Biancari F., D'Andrea V., Paone R., Di Marco C., Savino G., Koivukangas V.và cộng sự (2013) "Current treatment and outcome of esophageal perforations in adults: systematic review and meta-analysis of 75 studies". World J Surg, 37 (5), tr. 1051-9.
6. Blasberg Justin D., Wright Cameron D. (2015) "Management of Esophageal Perforation". Adult Chest Surgery. 2nd ed. McGraw-Hill,
7. Chirica Mircea, Kelly Michael D., Siboni Stefano, Aiolfi Alberto, Riva Carlo Galdino, Asti Emanuelevà cộng sự (2019) "Esophageal emergencies: WSES guidelines". World Journal of Emergency Surgery, 14 (1), tr. 26.
8. Cooke David T., Lau Christine L. (2008) "Primary Repair of Esophageal Perforation". Operative Techniques in Thoracic and Cardiovascular Surgery, 13 (2), tr. 126-137.
9. Dickinson Karen Joanna, Blackmon Shanda H. (2015) "Endoscopic Techniques for the Management of Esophageal Perforation". Operative Techniques in Thoracic and Cardiovascular Surgery, 20 (3), tr. 251-278.
10. Fattahi Masoom S. H., Nouri Dalouee M., Fattahi A. S., Hajebi Khaniki S. (2018) "Surgical management of early and late esophageal perforation". Asian Cardiovasc Thorac Ann, 26 (9), tr. 685-689.
11. Hasimoto C. N., Cataneo C., Eldib R., Thomazi R., Pereira R. S., Minossi J. G.và cộng sự (2013) "Efficacy of surgical versus conservative treatment in esophageal perforation: a systematic review of case series studies". Acta Cir Bras, 28 (4), tr. 266-71.
12. Huu Vinh V., Viet Dang Quang N., Van Khoi N. (2019) "Surgical management of esophageal perforation: role of primary closure". Asian Cardiovasc Thorac Ann, 27 (3), tr. 192-198.