NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ NGOÀI CƠN Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TÂM THẦN VẬN ĐỘNG

Việt Hùng Đinh 1,
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm năng lượng, biên độ và tần số của sóng alpha, sóng theta, sóng delta trên điện não đồ nền ở bệnh nhân động kinh tâm thần vận động. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về chỉ số năng lượng, tần số và biên độ của sóng alpha sóng theta, sóng delta trên 23 bệnh nhân động kinh tâm thần vận động được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Năng lượng, biên độ sóng alpha là thấp nhất, tiếp đến là năng lượng, biên độ sóng delta và cao nhất là năng lượng, biên độ sóng theta. Tần số của sóng alpha, sóng theta, sóng delta có sự biến động nhỏ. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này đưa ra bằng chứng về sự biến đổi sóng alpha, sóng theta, sóng delta ở bệnh nhân động kinh tâm thần vận động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hu W.H., Zhang C., Zhang K., et al. (2013), “Selective amygdalohippocampectomy versus anterior temporal lobectomy in the management of mesial temporal lobe epilepsy: a meta-analysis of comparative studies”. J Neurosurg; 119(5): 1089-1097.
2. Strzelczyk A., Knake S., Kälviäinen R., et al. (2019), “Perampanel for treatment of status epilepticus in Austria, Finland, Germany, and Spain”. Acta Neurol Scand;139(4): 369-376.
3. Szaflarski J.P., Sangha K.S., Lindsell C.J., et al. (2010), “Prospective, randomized, single-blinded comparative trial of intravenous levetiracetam versus phenytoin for seizure prophylaxis”. Neurocrit Care; 12(2): 165-172.
4. Adachi N., Akanuma N., Ito M., et al. (2012), “Interictal psychotic episodes in epilepsy: duration and associated clinical factors”. Epilepsia; 53(6):1088-1094.
5. Myers M.H., Padmanabha A., Bidelman G.M., et al. (2020), “Seizure localization using EEG analytical signals”. Clin Neurophysiol; 131(9): 2131-2139.
6. Larsson P.G., Eeg-Olofsson O. and Lantz G. (2012), “Alpha frequency estimation in patients with epilepsy”. Clin EEG Neurosci; 43(2): 97-104.
7. Glaba P., Latka M., Krause M.J., et al. (2020), “Changes in Interictal Pretreatment and Posttreatment EEG in Childhood Absence Epilepsy”. Front Neurosci; 14: 196.
8. Schmitt S.E., Pargeon K., Frechette E.S., et al. (2012), “Extreme delta brush: a unique EEG pattern in adults with anti-NMDA receptor encephalitis”. Neurology; 79(11): 1094-1100.