NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐỘNG KINH TẠI TỈNH AN GIANG

Nhật Quang Mai 1,, Văn Tuấn Lê 2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đặc điểm lâm sàng động kinh giúp chúng ta phân loại cơn động kinh và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 864 bệnh nhân động kinh, thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả nghiên cứu: Trong số 864 bệnh nhân động kinh được chọn vào mẫu nghiên cứu, kết quả cơn động kinh toàn thể chiếm 68,2%, cơn động kinh cục bộ chiếm 27,4%, cơn động kinh không phân loại chiếm 4,4%. Giới nam chiếm 63,2% nhiều hơn nữ, trình độ học vấn cấp một chiếm 42,5%, nguyên nhân động kinh do u não chiếm 2,3%, chấn thương sọ não chiếm 8,9%, đột quị não chiếm 21,3%. Kết luận: Loại cơn động kinh toàn thể chiếm chủ yếu, giới nam nhiều hơn nữ, đa số động kinh chưa tìm được nguyên nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Huy Hoàng (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng động kinh, tình hình quản lý bệnh nhân động kinh tại tỉnh Thái Bình. Luận án Tiến sĩ Y học năm 2009.
2. Nguyễn Thúy Hường (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và tình hình điều trị động kinh tại cộng đồng tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Văn Hướng (2003). Dịch tễ động kinh tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Luận văn Bác sĩ, Đại học Y Hà Nội.
4. Ngô Tất Thành (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của động kinh khởi phát ở bệnh nhân tuổi từ 45 trở lên, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân y.
5. Nguyễn Anh Tuấn. (2007) "Tỷ lệ động kinh ở huyện Ba Vì.
6. Beghi E, Giussani G, Sander J W (2015). The natural history and prognosis of epilepsy. Epileptic Disord, 17 (3), 243-53.
7. Mohammad Q D, Saha N C (2020). Prevalence of epilepsy in Bangladesh: Results from a national household survey". 5 (4), 526-536.