THỰC TRẠNG BỆNH KHÔ MẮT TRÊN SINH VIÊN NĂM THỨ 5 ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh lý khô mắt và một số yếu tố liên quan ở sinh viên năm thứ 5 trường đại học Y Dược Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 552 sinh viên năm thứ 5 hệ Bác sĩ đa khoa, trường đại học Y Dược Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.Kết quả: Thị lực tốt sau chỉnh kính tối ưu đạt 95,7%, 31,9% sinh viên có điểm OSDI ở mức khô mắt nhẹ và 3,0% sinh viên có điểm OSDI ở mức khô mắt trung bình, 9,7% sinh viên bị khô mắt trong đó có 72,7% khô mắt nhẹ và 28,3% khô mắt vừa. - Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ: thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, thời gian đọc sách liên tục > 6 giờ/ngày và việc có/không tham gia các hoạt động ngoài trời. Kết luận: Khô mắt gặp trên sinh viên năm thứ 5 có tỷ lệ 9,7%, thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, thời gian đọc sách liên tục > 6 giờ/ngày và việc có/không tham gia các hoạt động ngoài trời là các yếu tố có liên quan đến tình trạng khô mắt trên đối tượng nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thị lực, khô mắt, bề mặt nhãn cầu
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Thị Minh Tuệ (2007), “Đánh giá sự chế tiết nước mắt ở những nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Sullivan BD, Whitmer D, Nichols KK (2010), "An objective approach to dry eye disease severity", Invest Ophthalmol Vis Sci, 51(12): p. 6125 - 6130.
4. World Health Organization (2008), “Communicable and non-communicable causes of blindness”, Report on IAPB conference, Argentina.
5. Lemp MA (2015), "Report of the National Eye Institute/Industry Workshop on Clinical Trials in Dry Eye". CLAO J. 21: p. 221 - 232.
6. Lyndon W. Jones, Laura Downie, Donald Korb, et al (2017), "TFOS DEWS II management and therapy report", DEWS 2017, The Ocular Surface. 15(3): p. 163 - 178.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), “Công tác chăm sóc mắt trong hệ thống trường học”, Khuyến